Một số trò chơi bắt chước cho trẻ tự kỷ

Trò chơi bắt chước

1.- Trò chơi cúc cùbat-chuoc
TM số 52: Trò chơi “Cúc cù” hay là “Con kiến bò lên”
Dụng cụ: Một chiếc khăn lớn.
Cách làm:
– Lấy chiếc khăn lớn che lúp mặt trẻ em vả hỏi “Em H ở đâu rồi?”,
– Khi trẻ em tự tay rút tấm khăn khỏi mặt mình, hay là chính bạn cất chiếc khăn, bạn vui cười nói lớn: “Cúc cù, em H lại hiện ra đây nè”,
– Lặp lại trò chơi và chờ xem trẻ em có tự tay rút khăn khỏi đầu và mặt của mình không?
– Lặp lại thêm vài lần, nếu trẻ em chia sẻ niềm vui và hợp tác,
– Cách thứ hai là dùng 2 ngón tay trỏ và giữa làm con kiến, bò từ từ lên vai và cổ của trẻ em. Vừa kích thích, vừa chọc cười, vừa phát âm “ki li, ki li”,
– Lặp lại và chờ xem trẻ em có tham dự vào trò chơi, bằng cách vui đùa và bắt chước phát âm “ki li, ki li”, giống như bạn không?
Địa hạt: Bắt chước về vận động.
Chấm điểm:
– (+) Trẻ em tham dự ít nhất một lần, bằng cách vỗ tay, rút chiếc khăn, hay là bắt chước phát âm.
– (+/-) Hiểu, vui thích, tươi cười, nhưng không lặp lại…
– (-) Không tỏ ra vui thích, hợp tác.
2.- Trò chơi bắt chước trẻ em làm
TM số 129 : Phản ứng, khi người lớn bắt chước hành vi của mình
Dụng cụ : Không có.
Cách làm :
– Bạn hãy bắt chước trẻ em,
– Không chọn lựa những hành vi như « tự hủy, lặp đi lặp lại »,
– Bắt chước 3 lần,
– Quan sát và ghi nhận phản ứng của trẻ em.
Địa hạt : Bắt chước.
Chấm điểm :
– (+) Trẻ em ý thức mình được bắt chước, tỏ ra vui thích, đồng thời lặp lại và kéo dài trò chơi…
– (+/-) Có ý thức, nhưng không kéo dài trò chơi quan hệ qua lại,
– (-) Không tỏ ra dấu hiệu có ý thức.
3.- Trò chơi bắt chước trẻ bi bô
TM số 130 : Phản ứng khi có người lặp lại cách phát âm của mình
Dụng cụ : Không có.
Cách làm :
– Bắt chước khi trẻ em phát âm,
– Quan sát thái độ của trẻ em : ý thức, vui thích, bằng lòng…
Địa hạt : Bắt chước.
Chấm điểm :
– (+) Trẻ em ý thức và tỏ ra vui thích,
– (+/-) Ý thức nhưng không kéo dài trò chơi,
– (-) Không ý thức, không chú ý.
4.-Trò chơi bắt chước đưa tay chào
TM số 142 : Đưa tay làm dấu Chào, khi ra đi
Dụng cụ : Không có.
Cách làm :
– Trong lúc làm việc, bạn làm và bảo trẻ em làm : Vẫy chào con múa rối, trước khi xếp vào hộp,
– Vào giờ nghỉ giải lao, bạn đi ra ngoài. Trước khi ra, bạn đưa tay vẫy chào và quan sát : Trẻ em có đáp lại hay là bắt chước bạn không ?
Địa hạt : Bắt chước.
Chấm điểm :
– (+) Trẻ em làm dấu đáp lại,
– (+/-) Chỉ phác họa cử chỉ. Cử chỉ không rõ ràng,
– (-) Không có phản ứng gì cả.
5.- Vo tròn đất sét
TM số 11 : Vo tròn đất sét và làm một khúc dồi thịt
Dụng cụ : Đất sét.
Cách làm :
– Phân chia đất sét thành 2 phần,
– Đưa cho trẻ em một phần,
– Người lớn vo tròn đất sét trên bàn, và làm thành một khúc dồi thịt,
– Bảo trẻ em hãy làm y như chúng ta.
Địa hạt: Bắt chước hành vi, vận động.
Chấm điểm:
– (+) Vo tròn đất sét thành một khúc dồi thịt,
– (+/-) Cầm đất sét lên, nhưng không có cử chỉ vo tròn,
– (-) Không làm.
6.- Trò chơi bắt chước gõ chuông
TM số 113: Bắt chước làm những tiếng động
Dụng cụ:
– Cái lách cách gõ nhịp,
– Cái chuông nhỏ,
– Cái muỗng.
Cách làm:
– Bạn bắt đầu gõ vào cái lách, làm tiếng kêu lách cách. Rồi đưa cái lách cho trẻ em và bảo: “Em làm đi”,
– Bạn cũng làm theo một thể thức ấy, với 2 dụng cụ kia.
Địa hạt: Bắt chước.
Chấm điểm:
– (+) Trẻ em lần lượt cầm lên cả 3 dụng cụ và làm ra tiếng động,
– (+/-) Cầm lên chơi, nhìn ngắm… nhưng không gây ra tiếng động,
– (-) Không cầm lên, không bắt chước.
7.- Bắt chước làm như…
TM số 15: Bắt chước sử dụng 4 đồ vật thường ngày
Dụng cụ:
– Một con múa rối,
– Bốn đồ dùng quen thuộc như muỗng (thìa), cốc nhựa, bàn chải đánh răng, khăn lau bằng giấy.
Cách làm:
– Người lớn chứng minh cách làm: mang con múa rối vào một tay, dùng tay kia để đút sữa, đánh răng, cho uống, lau miệng con múa rối,
– Sau đó, người lớn vẫn giữ con múa rối trên tay mình, và lần lượt đưa cho trẻ một trong 4 dụng cụ trên đây,
– Quan sát và ghi nhận cách làm của trẻ em.
Địa hạt: Bắt chước hành động của kẻ khác.
Chấm điểm:
– (+) Biết dùng 3 vật dụng,
– (+/-) Chỉ biết dùng 1 trong 4 vật dụng,
– (-) Không làm được gì.
8.- Trò chơi bắt chước các cử động
TM số 15: Bắt chước sử dụng 4 đồ vật thường ngày
Dụng cụ:
– Một con múa rối,
– Bốn đồ dùng quen thuộc như muỗng (thìa), cốc nhựa, bàn chải đánh răng, khăn lau bằng giấy.
Cách làm:
– Người lớn chứng minh cách làm: mang con múa rối vào một tay, dùng tay kia để đút sữa, đánh răng, cho uống, lau miệng con múa rối,
– Sau đó, người lớn vẫn giữ con múa rối trên tay mình, và lần lượt đưa cho trẻ một trong 4 dụng cụ trên đây,
– Quan sát và ghi nhận cách làm của trẻ em.
Địa hạt: Bắt chước hành động của kẻ khác.
Chấm điểm:
– (+) Biết dùng 3 vật dụng,
– (+/-) Chỉ biết dùng 1 trong 4 vật dụng,
– (-) Không làm được gì.
9.- Trò chơi bắt chước làm tiếng mèo
TM số 14: Bắt chước tiếng kêu của loài vật
Dụng cụ: Con múa rối chó hoặc mèo.
Cách làm:
– Chứng minh trước, như trong TM số 13,
– Nhưng trong TM số 14 nầy, khuyến khích trẻ em vừa chơi vừa phát âm “Meo meo” hay là “Vâu vâu”.
Địa hạt: Bắt chước phát âm.
Chấm điểm:
– (+) Phát âm Meo meo hay Vâu vâu một cách rõ ràng,
– (+/-) Có bắt chước phát âm, nhưng âm thanh phát ra không phải là Meo hay Vâu,
– (-) Không làm, không thử phát âm.
10.- Lặp lại các từ
TM số 124 : Lặp lại những từ
Dụng cụ : Không có.
Cách làm : Giống như TM số 123
– Từ thứ nhất : Hốp,
– Từ thứ hai : Uống hay là ăn,
– Từ thứ ba : Em bé.
Địa hạt: Bắt chước.
Chấm điểm:
– (+) Trẻ em lặp lại được 2 từ trên 3,
– (+/-) Chỉ lặp lại được 1 từ trên 3, hay là 1 phần của từ như Bé thay vì Em bé,
– (-) Không lặp lại được.
11.- Lặp lại âm thanh
TM số 123 : Lặp lại các âm thanh
Dụng cụ : Không có.
Cách làm :
– Bảo trẻ em : «Hãy lắng nghe thầy. Thầy nói gì, em nói lại như thầy».
– Lần thứ nhất : Mờ mờ,
– Lần thứ hai : Ba ba,
– Lần thứ ba : Pa ta hay là Ta ta,
– Lần thứ bốn : La la.
Địa hạt : Bắt chước phát âm.
Chấm điểm :
– (+) Trẻ em lặp lại được 3 âm thanh,
– (+/-) Lặp lại được một âm thanh hay là cố gắng bắt chước, nhưng không phát âm đúng hoàn toàn,
– (-) Trẻ em không làm, không bắt chước.
12.- Xoay ống nhìn vạn sắc…
TM số 6: Ống nhìn vạn sắc
Dụng cụ: Ống nhìn vạn sắc.
Cách làm:
– Trình bày cách xoay tròn,
– Nhìn vào trong,
– Bảo trẻ em cũng làm theo như vậy.
Địa hạt: Bắt chước làm và bắt chước nhìn.
Chấm điểm:
– (+) Nhìn vào trong và biết xoay tròn, để thay đổi màu sắc và hình thể,
– (+/-) Tìm cách nhìn, nhưng không tỏ ra thích thú…
– (-) Không nhìn.
13.- Lặp lại 2-3 số
TM số 100 và 101: Lặp lại theo người lớn những dãy số
Dụng cụ: Không có.
Cách làm:
– Sau khi gây chú y, bảo trẻ em: “Thầy đọc lên những hàng số, em hãy nghe cho kỹ”,
– “Sau khi thầy đọc xong, em hãy lặp lại y nguyên”,
– Sau mỗi số, dừng lại một giây.
– Lặp lại thêm lần thứ hai, nếu trẻ em lặp sai trong lần thứ nhất,
– Dãy thứ nhất: 2 số,
Lần Một: 7-9,
Lần Hai: 5-3.
– Dãy thứ hai: 3 số,
Lần Một: 2-4-1,
Lần Hai: 5-7-9.
Địa hạt:
– TM số 100: Bắt chước, lặp lại,
– TM số 101: Kỹ năng ngôn ngữ.
Chấm điểm:
– (+) Lặp lại đúng một lần dãy 2 con số, và một lần dãy 3 con số,
– (+/-) Chỉ lặp lại đúng một lần dãy 2 con số,
– (-) Không lặp lại đúng dãy nào cả, trong 4 lần.
14.- Làm con múa rối
TM số 13: Sử dụng con múa rối “găng tay”
Dụng cụ: Một con múa rối kiểu găng tay, như con mèo hoặc con chó.
Cách làm:
– Người lớn mang vào tay đầu mèo,
– Nói với trẻ em: “Tôi là con mèo, meo meo… tôi đến chơi với bạn…
– Sau đó, đưa cho trẻ em con múa rối vả bảo: “Em làm con mèo đi…”
Địa hạt: Bắt chước về mặt vận động.
Chấm điểm:
– (+) Mang vào tay con múa rối và tìm cách làm những cử động với đầu và chân mèo,
– (+/-) Mang vào tay chiếc găng, nhưng không làm các cử động,
– (-) Không mang vào tay con múa rối.
15.-Bấm chuông 2 lần
TM số 8: Bấm hoặc rung chuông 2 lần
Dụng cụ: chuông nhỏ.
Cách làm:
– Giới thiệu cách làm và bảo trẻ em làm theo,
– Cố ý rung 2 lần,
– Nếu trẻ em rung chỉ một lần, hay là nhiều hơn 2 lần, chúng ta chứng minh lại và bảo trẻ em làm giống như vậy.
Địa hạt: Bắt chước về mặt vận động.
Chấm điểm:
– (+) Rung đúng 2 lần,
– (+/-) Rung lộn xộn, không ghi nhận đúng 2 lần,
– (-) Không làm, không bắt chước.
16.- Lặp lại 4-5 con số
TM số 102 và 103: Lặp lại những dãy có 4 và 5 con số.
Dụng cụ: Không có.
Cách làm:
– Chỉ khảo sát 2 TM nầy, nếu 2 TM số 100 và 101 đã được chấm điểm (+),
– Cách làm hoàn toàn như trong 2 TM trên đây.
– Dãy thứ ba: 4 số,
Lần Một: 5-8-6-1,
Lần Hai: 7-1-4-2.
– Dãy thứ bốn: 5 số,
Lần Một: 3-2-9-4-8,
Lần Hai: 7-4-8-3-1.
Địa hạt:
– TM số 102: Bắt chước,
– TM số 103: Kỹ năng ngôn ngữ.
Chấm điểm:
– (+) Lặp lại đúng một dãy 4 số và một dãy 5 số,
– (+/-) Chỉ lặp lại đúng 1 dãy 4 số,
– (-) Không lặp lại đúng dãy nào cả sau 4 lần.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận