Bàn tay co, gấp và sấp.
– Đặt trẻ ngồi trên sàn, mẹ ngồi đối diện với trẻ. Một tay giữ cố định dưới khuỷu, một tay nắm bàn tay của trẻ, nâng lên ngang vai duỗi khuỷu, xoay ngửa cẳng tay và lòng bàn tay. Tay trẻ duỗi thẳng, khớp vai xoay ngoài, bàn tay mở
Phản xạ duỗi chéo
– Trẻ nằm ngửa, mẹ ngồi phía dưới chân trẻ. Hai tay đặt trên khớp gối trẻ làm động tác dạng và xoay ngoài hai chân.
Điều chỉnh đầu về vị trí trung gian: Giúp trẻ không bị ưỡn đầu cổ ra sau quá mức.
– Trẻ nằm ngửa, mẹ ngồi phía dưới chân trẻ. Đặt 2 tay đỡ lấy đầu trẻ phần sau chẩm. Nâng đầu trẻ lên đồng thời tỳ 2 cẳng tay xuống 2 vai trẻ.
– Trẻ nằm sấp trên bóng tròn, hai chân dạng, duỗi khớp gối và xoay ngoài. Mẹ ngồi hoặc quỳ phía chân trẻ. Hai tay giữ hai khớp gối của trẻ từ từ lăn bóng ra trước, lùi lại và sang hai bên. Đặt đồ chơi phía trước mặt trẻ để khuyến khích trẻ ngẩng đầu, nâng thân và với hai tay về phía trước.
Mẫu xoắn vặn.
– Một số trẻ có mẫu xoắn vặn nên khi ngủ trẻ thường xoay đầu sang 1 bên và thân mình xoay sang bên đối diện. Trong trường hợp này rất khó để đặt trẻ nằm ngửa vì k giữ được tư thế đúng. Trẻ sẽ tăng xoắn vặn nếu nằm ngủ trong tư thế sai thời gian dài. Cha mẹ có thể cho bé nằm nghiêng có gối kê ở đầu, 1 gối dài cho trẻ ôm ở tay và 1 chân gác lên gối.
– Khi trẻ vặn người cha mẹ nên nhẹ nhàng xoay mặt con về phía trước rồi gập cổ xuống như vậy sẽ phá vỡ phản xạ. Chú ý tuyệt đối không làm mạnh tay khi bé đang trong cơn gồng. Nên làm từ từ, nhẹ nhàng khuyến khích bé chủ động được là tốt nhất.
– Trường hợp trẻ khi cố vận động chủ ý thì 1 tay co lên quặt ra sau thì cha mẹ nên cho trẻ nắm 1 tay vào bàn hoặc sửa dụng tạ quấn tay với tay co. Nên tăng cường các bài tậ phối hợp 2 tay.