[Châm cứu] Nghiên cứu về đường kinh trong châm cứu

Trong 10 năm qua, nhiều nghiên cứu của nhiều nước khác nhau đã nhằm vào mục tiêu phát hiện các đường kinh bằng các phương pháp hiện đại đã khẳng định có sự tồn tại khách quan của đường kinh theo quan niệm của y học phương Đông hay không ?

Bằng phương pháp di chuyển điện trở trên da dọc theo tuyến đi của các đường kinh, nhiều nhà nghiên cứu của nhiều nước khác nhau đã phát hiện thấy dọc theo đường kinh điện trở thấp hơn so với vùng phụ cận trên bề mặt da.

Năm 1983 – 1984 Darras và nhóm nghiên cứu của ông ở Trung Quốc, học viện Mondor (Pháp) đã tiêm vào huyệt chất phóng xạ thalli và đã quan sát thấy thuốc không phân tán một cách ngẫu nhiên mà dịch chuyển theo một hướng xác định, có liên quan đến đường kinh đã được người xưa nói tới. Kết quả của nghiên cứu này đã xác minh công bô trước đây của Kim Bon Han.

Về sau Darras cùng với giáo sư Vemejoul, giáo sư Albaede đã dùng chất techneti có hoạt tinh phóng xạ, tiêm một lượng nhỏ vào huyệt châm cứu và đã phát tia gamma nhấp nháy để quan sát thấy đường kinh hiện ra rất rõ nét trên màn chiếu. Trái lại, trên cơ thể mắc bệnh, đường kinh hiện ra kém đều đặn đi nhiều.

Khi tiến hành tiêm các chất có hoạt tính phóng xạ vào mạch máu và mạch lâm ba, người ta đã thu được kết quả có sức thuyết phục là đường kinh không trùng với các hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết cũng như hệ thần kinh; tuyến đi của đường kinh không tương ứng với một cấu trúc giải phẫu nào mà hiện nay đã được biết. Darras đã cố gắng giải thích điều đó rằng sự chuyển dịch của chất đồng vị phóng xạ theo những con đường luôn luôn giống nhau, chủ yếu do tính thiếu đồng nhất của tổ chức liên kết cũng giống như trong đất sét (nước luôn luôn chạy theo một rãnh) các tuyến đi đó cũng toả ra những con đường có sức cản kém hơn trong tổ chức liên kết.

Giáo sư Vemejoul và nhóm nghiên cứu của ông đã xác định tốc độ di chuyển của các chất phóng xạ được tiêm vào đã thay đổi một cách có ý nghĩa thống kê, tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý của cơ thể tương ứng với đường kinh. Trong trường hợp bị viêm tốc độ đó gia tăng, trong khi đó tốc độ bị chậm lại ở trường hợp bị bệnh kiểu suy thoái. Chính mối quan hệ đặc biệt đó giữa tốc độ di chuyển của chất phóng xạ và tình trạng bệnh lý của một cơ quan đã làm cho nhóm giáo sư Vemejoul đặc biệt quan tâm. Đến một lúc nào đó, người ta có thể xây dựng được mẫu so tiêu chuẩn cơ bản về tốc độ di chuyển đó thì có thể mới tìm ra được khả năng quan trọng mới trong việc thăm dò chức phận và chẩn đoán sớm cho một số kiểu bệnh mà các phương tiện hiện nay còn khó phát hiện.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận