Các điểm huyệt châm cứu đã được các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ gọi là các điểm sinh học tích cực (viết tắt là BAT) và các nhà nghiên cứu Mỹ – Anh thì gọi là các điểm sống (vital point).
a. Về số lượng huyệt trên cơ thể có những thay đổi qua các thời đại. Các sách châm cứu cổ xưa cho biết cơ thể người có 160 huyệt theo bộ sách “Linh khu kinh” thế kỷ II-III trước công nguyên; hoặc 347 huyệt theo sách “Châm cứu Giáp ất kinh”, thế kỷ III, hoặc 354 huyệt theo sách “Đồng nhân du huyệt đồ kinh” thế kỷ thứ VI.
Ngày nay, các nghiên cứu hiện đại về huyệt của các nhà nghiên cứu khác : nhau và bằng những phương pháp khác nhau (điện trở nhiệt, hoá sinh) đã xác định thống nhất là trên cơ thể người có 361 huyệt thuộc 12 kinh (ngoài ra có các huyệt không nằm trên đường kinh).
Khi tiến hành kiểm tra bằng cách đo điện trở da, các nhà nghiên cứu Pháp đã thấy các điểm Valex, Watex và khu vực Wetterawald có sự tương ứng với các huyệt châm cứu.
Các nhà nghiên cứu Morand, Ferreyrolle, Voisin, Dano, Fueye khi nghiên cứu 155 điểm Watex (các điểm trên da mà khi nắn vào đó ở bệnh nhân thì gây đau) đã cho thấy 132 điểm trùng hợp với các huyệt châm cứu, 15 điểm nằm trên đường kinh và 48 điểm không tương ứng với các điểm huyệt và đường kinh của châm cứu.
Các nhà nghiên cứu Dujurdin, Martinet, Hall, Bazy, Ponteax, Mac Burney, More, Erb khi nghiên cứu các điểm Valex (nằm trên dây thần kinh tọa) đã cho thấy các điểm này đều nằm trên các huyệt châm cứu.
b. Khi nghiên cứu các huyệt, công trình nghiên cứu của Viện Châm cứu liệu pháp phản xạ Liên Xô cũ cho thấy huyệt châm cứu của họ gọi là điểm sinh học tích cực (gọi tắt là BAT) có những đặc trưng sau :
- Nhiệt độ cao hơn xung quanh.
- Nhạy cảm với đau hơn.
- Chuyển hoá cơ năng tăng.
- Trao đổi oxy tăng.
- Để dòng điện vào ra dễ dàng hơn.
- Có tổ chức liên kết tốt hơn.
c. về nghiên cứu nhiệt độ ở dưới điểm huyệt, cách đây hơn 10 năm, c. Darras đã dùng máy ghi nhiệt để xác định nhiệt độ của các huyệt châm cứu và đã cho thấy một số huyệt nóng hơn và ngược lại một số huyệt lạnh hơn so với vùng phủ cận với huyệt. Giáo sư A.Thierre cùng với J.C.Darras đã chứng minh ràng khi một bộ phận trong cơ thể bị viêm nhiễm thì phản xạ cho các cơ quan đó là nhiệt độ tăng cao l-2°c.
d. Các nhà nghiên cứu nhiều nước đã sử dụng phương pháp đo điện trở tại điểm huyệt gần như đồng thời tại Pháp, Liên Xô cũ, Trung Quốc, Nhật Bản… dựa trên cơ sở điện trở kế, đã cho thấy khi xác định trên cơ sở lành mạnh, các điểm huyệt có điện trở xấp xỉ bằng 0 (L.Lecusson 1985), thấp hơn ở vùng kế cận. Có một nhận xét khá lý thú của các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ là các điểm sinh học tích cực được phát hiện đều trùng lặp với các huyệt vị châm cứu của người xưa đã nêu ra cách đây hàng nghìn năm.
e. Về nghiên cứu mô học các huyệt, trước đây vào những năm 1960, Kim Bon Han (Kim Phượng Hán) ở Bắc Triều Tiên đã nêu lên kết quả cho rằng các huyệt có cấu trúc về tổ chức học riêng biệt nhưng không được khoa học thừa nhận.
Trong tình hình hiểu biết hiện nay, người ta chưa tìm thấy cấu trúc mô học đặc thù của huyệt. Người ta chỉ gặp trên các huyệt châm cứu những tiểu thể kiểu Wcissner hay Paccini, những bó thần kinh cơ, những đầu mút thần kinh hay những cấu trúc kiểu gờ gót móng ngựa.
Năm 1975 Marol Gollvveki đã nghiên cứu các thành phần tổ chức học ở phần dưới 201 huyệt của tay và chân đã cho thấy hình như mỗi huyệt không chỉ có một thành phần duy nhất đặc trưng cho mình, nghĩa là các thành phần mô dưới các huyệt có thay đổi : thấy có các tĩnh mạch, dây thần kinh kiểu não tuỷ, những cuốn mạnh thần kinh nhỏ, ống thông của tổ chức liên kết.
Theo L.Susanov (1986) nhờ những biện pháp kiểm tra hiện đại nhiều lần tại điểm huyệt, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã không phát hiện thấy bất kỳ một hình thái học nào trong da ở độ sâu của huyệt. Từ những khu vực xung quanh, người ta chỉ phát hiện thấy ở các huyệt có sức gia tăng không đáng kể về số nhánh thần kinh tận cùng và cơ quan thụ cảm đặc hiệu. Có lẽ các huyệt châm cứu là những định hướng giải pháp học hoặc định khu trên ba mặt cơ thể mà chúng đã phát hiện là những vị trí tập trung dày đặc của những yếu tố thần kinh.
Bên cạnh việc phát hiện các điểm huyệt dựa vào nguyên lý của vôn kế, máy đo điện trở da, người ta còn dùng phương pháp điện tử ký. Các nhà nghiên cứu Rumani dưới sự lãnh đạo của viện sĩ Dumitrisen đã sử dụng kỹ thuật điện tử ký và đã phát hiện thấy trong vùng đau ở các huyệt châm cứu xuất hiện một vòng điện tử bao quanh, vòng này mất đi sau khi điểm huyệt đã được điều trị.
f. Những nghiên cứu do Darras và giáo sư Buvet ở khoa hóa học tiến hành cho phép làm nổi bật thành phần hoá học khác biệt ở tại các điểm huyệt. Những thành phần ion tìm thấy ở đó có số lượng lớn hơn bình thường. Từ đó, người ta đưa ra giả thuyết sự di chuyển xuyên tổ chức liên kết chất tạo keo của các thành phần hoá học dưới dạng ion hoá.