Ngư Tế
Tên Huyệt:
Mã-Nguyên-Đài khi chú giải về huyệt Ngư Tế cho rằng: Ngư Tế là phần thịt giống như hình dạng con cá (ngư) trên bàn tay. Vì vậy gọi là Ngư Tế.
Tên Khác:
Tế Ngư.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu 2).
Đặc Tính:
Huyệt thứ 10 của kinh Phế.
Huyệt Vinh (Huỳnh), thuộc Hỏa.
Vị Trí huyệt:
ở mặt trong lòng bàn tay, trung điểm giữa xương bàn ngón tay cái, nơi phần tiếp giáp lằn da đổi màu. Gấp ngón tay trỏ vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào chỗ nào ở mô ngón tay cái, đó là huyệt.
Giải Phẫu:
Dưới da là bờ ngoài cơ dạng ngắn tay cái, xương bàn tay 1.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
Tác Dụng:
Thanh Phế nhiệt, sơ Phế, hòa Vị, lợi vùng họng.
Chủ Trị:
Trị sốt, ho suyễn, bụng đau, lao phổi.
Phối Huyệt:
1. Phối Thái Uyên (Phế 9) trị Tâm và Phế đau (Thiên ‘Quyết Bệnh’ – Linh khu.24).
2. Phối Thái Khê (Th.3) trị rối loạn khí ở Phế (Thiên ‘Quyết Bệnh’- Linh khu 24).
3. Phối Thái Bạch (Tỳ 3) trị hoắc loạn, khí nghịch (Giáp Ất Kinh).
4. Phối Xích Trạch (Phế 5) trị nôn ra máu (Giáp Ất Kinh).
5. Phối Chi Chính (Tiểu trường.7) + Côn Lôn (Bàng quang.60) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thiếu Hải (Tm.3) + Uyển Cốt (Tiểu trường.4) trị cuồng (Giáp Ất Kinh).
6. Phối Dịch Môn (Tam tiêu.2) trị họng đau (Bách Chứng Phú).
7. Phối Kinh Cừ (Phế 6) + Thông Lý (Tm.5) trị mồ hôi không ra được (Loại Kinh Đồ Dực).
8. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Phong Phủ (Đc.16) trị mất tiếng (Trung Hoa Châm Cứu Học).
9. Phối Thái Khê (Th.3) có tác dụng thanh hỏa ở Phế, trị hư lao (Phối Huyệt Kinh Lạc Giảng Nghĩa).
10. Phối Cự Cốt (Đại trường.16) + Xích Trạch (Phế 5) trị ho ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
11. Phối Khúc Tuyền (C.8) + Thần Môn (Tm.7) trị phổi bị xuất huyết (Châm Cứu Học Thượng Hải).
12. Phối Phế Du (Bàng quang.23) trị trẻ nhỏ bị ho (Châm Cứu Học Thượng Hải).
13. Phối Côn Lôn (Bàng quang.60) + Thừa Sơn (Bàng quang.57) trị chuột rút [vọp bẻ] (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Cách châm Cứu:
Châm thẳng, sâu 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 3 – 5 phút.