Dân tộc Dao có nhiều bài thuốc dân gian rất công hiệu được chế từ những loại dược liệu quý ở chính nơi họ sinh sống. Họ thường sử dụng sử dụng một số loại cây được gọi là “Địa úi”, “Tần khạ”, “Dào ghím”, “Dào pèng” uống giúp làm nương cả ngày không mỏi, đi rừng cả tuần không mệt.
Bài thuốc đúc rút từ kinh nghiệm ngàn đời
Những lần đi công tác ở Hòa Bình, khi dò hỏi về những loại bí quyết dân gian này của người Dao, tôi được giới thiệu tìm đến lương y Phùng Thị Sơn ở xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Theo bà Bùi Kim Dung – phụ trách Hội đông y xã Tú Sơn (Kim Bôi, Hòa Bình) thì lương y Phùng Thị Sơn là người hiện nắm giữ đầy đủ bài thuốc về xương khớp bí truyền của người Dao.
Theo đó, lương y Sơn sinh ra trong một gia đình nhiều đời làm thuốc nổi tiếng của vùng này. Bà ngoại của lương y Sơn là lương y Phùng Thị Nảy sống gần trăm tuổi, trên 80 tuổi vẫn đi rừng lấy thuốc. Còn mẹ của bà Sơn là Phùng Thị Minh cũng là lương y nổi tiếng trong vùng. Trước đây, vùng Hòa Bình còn ít trạm xá, bệnh viện, đường xá cách trở thì hầu như gia đình nào ở đây cũng từng một đôi lần chịu ơn của lương y Minh.
Khi chúng tôi tìm đến nhà lương y Phùng Thị Sơn, mới khoảng 9h sáng nhưng đã có khá đông người đang chờ lấy thuốc. Chờ vãn bệnh nhân chúng tôi mới giới thiệu và hỏi chuyện lương y Sơn. Khác với suy nghĩ ban đầu của tôi, mặc dù đã 61 tuổi nhưng trông lương y Sơn như mới khoảng 40, tác phong nhanh nhẹn, nước da bánh mật khỏe khoắn, nụ cười hiền hậu.
Rót chén nước đun từ một loại thảo dược, lương y Sơn vui vẻ nói luôn: “Nói thật với nhà báo, tôi chỉ biết từ đời bà ngoại gia đình đã làm nghề thuốc. Theo truyền thống gia đình, bà ngoại truyền lại cho mẹ tôi rồi mẹ tôi truyền lại cho tôi. Từ khi chưa đi học tôi đã được mẹ dẫn đi theo lấy thuốc ở trên rừng và truyền nghề. Gia đình tôi có nhiều bài thuốc, chữa nhiều loại bệnh, được truyền lại từ đời xưa nhưng trong số đó, mẹ tôi cũng là hội viên Hội đông y Hòa Bình và tôi bỏ công nghiên cứu nhiều nhất để hoàn thiện bài thuốc chữa xương khớp”.
Theo tiết lộ của lương y Sơn thì bài thuốc chữa xương khớp của gia đình có 10 loại thảo dược, trong đó có một số loại được người Dao dùng từ ngàn đời nay. Ví dụ, có cây “Địa úi” mà ngày nay nhiều người hay gọi nôm theo tiếng phổ thông là “cây B1”. Sở dĩ người dân gọi vậy là nó có tác dụng bồi bổ như B1 – một loại thuốc bổ trong Tây y mà cách đây vài chục năm đối với người dân các vùng nông thôn thì được xem như loại thuốc bổ vạn năng. Dùng “Địa úi” nấu lấy nước uống thì ăn ngon, ngủ yên và cái sự đau mỏi xương cốt sau những chuyến đi rừng dài ngày cũng nhanh chóng biến mất.
Ngoài ra, trong bài thuốc còn có cây “Tần khạ” cũng là một loại cây mà người Dao sử dụng từ nhiều đời nay. Nhiều người hay nói đùa loại cây này là “em họ của thuốc phiện”, bởi nó có tác dụng như một loại tăng lực, giúp cơ thể phấn chấn, khỏe mạnh, đi rừng cả ngày mà chẳng thấy chùn chân, mỏi gối. Ngoài ra có một số loại dược vị khác có tên như: “Lòm tỏi”, “Dào ghím”, “Dào pèng”, “chè càng vèng”…
Những dược liệu quý của bài thuốc bí truyền
Lương y Sơn cho biết, đã từng tìm hiểu nhưng nhiều vị thuốc chưa thấy có tên trong các tài liệu danh mục cây thuốc Việt Nam nên cũng không có tên phổ thông. Trong quá trình hành nghề, lương y Sơn phải tự nghiên cứu thêm về bệnh xương khớp theo phân tích của Tây y, nghiên cứu tác dụng của từng loại dược liệu để hoàn thiện bài thuốc theo hướng làm tăng hiệu quả với từng loại bệnh xương khớp.
Lương y Sơn khẳng định, bài thuốc bí truyền của gia đình có thể chữa được các loại bệnh như: viêm khớp, sưng tấy khớp, thoái hóa, gai đôi…Tuy nhiên mỗi loại bệnh thì lại cần gia giảm các vị khác nhau. Ví dụ bệnh viêm khớp là tình trạng viêm của một hoặc nhiều khớp xương, có thể bị một hoặc cả hai đầu gối hoặc cổ tay, hoặc một phần của cột sống. Hai loại thường gặp nhất của viêm khớp là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Dạng bệnh này cần vị tăng vị thuốc chống viêm như cây “Lòm tỏi” – Loại cây gỗ nhỏ, có lá kép, dùng chống viêm cực kỳ hiệu nghiệm.
Với bệnh khô dịch khớp khiến các khớp cọ vào nhau lâu dần dẫn đến viêm khớp, viêm đa khớp, xưng đau các khớp, đau vai gáy, đau lưng, đau khớp gối thì đặc biệt cần nhiều vị “Chè càng vèng”. Vị này có tác dụng giúp tăng tiết dịch khớp, bổ sung chất nhầy dịch khớp, giúp bảo vệ và tái tạo màng sụn khớp, giúp khớp vận động linh hoạt, giúp kháng viêm và giảm xưng đau các khớp.
Hoặc với loại bệnh thoái hóa khớp do tình trạng lão hóa của các khớp (người già hay mắc), làm các lớp sụn đệm ở đầu xương trong khớp bị thoái hóa, bề mặt sụn xương trở nên thô giáp, nếu sụn bị thoái hóa hoàn toàn hai đầu xương có thể cọ vào nhau làm xương tổn thương và đau cho người bệnh. Lúc đó cần tăng các vị thuốc như “Lù lào bay”, “Lù lào vâm” có tác dụng bồi bổ, phục hồi tổn thương cho xương khớp.
Có thể bạn quan tâm: Điểm mặt những căn bệnh dễ dẫn đến chứng đau nhức xương khớp
Theo lương y Sơn, trong Tây y thì xương khớp được xem là loại bệnh mãn tính, khó chữa khỏi hoàn toàn. Bởi nguyên nhân chủ yếu là do các xương, sụn bị tổn thương, lão hóa. Tây y thường chữa dứt được những triệu chứng nhưng rất dễ bị tái phát. Điều trị bằng thuốc Nam, các vị thuốc ngoài việc giải quyết triệu chứng còn chữa tận gốc, giúp phục hồi những thương tổn đó. Vì vậy chữa bằng thuốc Nam không có tác dụng nhanh như Tây y, phải kiên kì. Nhưng nếu chữa khỏi thì sẽ không bị tái phát và việc dùng thuốc nam cũng không có tác dụng phụ.
Lương y Sơn cho biết, trong suốt mấy chục năm làm nghề đã chữa hầu hết các chứng bệnh về xương khớp cho nhiều người khắp đất nước. Lương y Sơn cho biết: “Với những người ở xa, không có điều kiện đến nhà tôi lấy thuốc, nếu họ biết chắc loại bệnh gì tôi sẵn sàng gửi thuốc qua bưu điện. Đặc biệt là với những người cao tuổi thường hay đau mỏi thì tôi đảm bảo bài thuốc này rất công hiệu. Vì nó toàn là các dược liệu tôi trực tiếp lấy ở rừng nên tôi cam đoan không có phản ứng phụ.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh nhân bị nặng thì tốt nhất người nhà đưa bệnh nhân đến tận nơi để tôi xem xét hoặc đi khám bệnh viện để biết chắc tình trạng bệnh và thông báo lại để tôi gia giảm thuốc cho đúng. Trong quá trình uống thuốc, nếu thấy tiến triển chậm thì thông báo lại để tôi điều chỉnh thuốc cho hợp lý”.
Để bạn đọc và những người có nhu cầu tiện liên lạc chúng tôi xin cung cấp địa chỉ chính xác của lương y Sơn như sau: Phùng Thị Sơn, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Hoặc có thể liên hệ theo số điện thoại: 01238384129. Lương y Sơn cho biết, những lúc vào rừng lấy thuốc sẽ giao số điện thoại này cho người nhà nghe để tư vấn và ghi lại thông tin của bệnh nhân.
Theo Suckhoe.com.vn
Nguồn: giadinh.net.vn