[Sản phụ khoa] Những điểm đặc biệt khi tư vấn cho phụ nữ về HIV

Ngoài những điểm chung về tư vấn HIV / AIDS đã nêu ở trên, trong việc tư vấn cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ, trong độ tuối sinh hoạt tình dục, sinh đẻ còn có những điểm đặc biệt mà người tư vấn cần chú ý sau đây:

Tư vấn chung cho phụ nữ về HIV/AIDS

Do cấu trúc giải phẫu, niêm mạc của cơ quan sinh dục nữ có diện tiếp xúc rộng, hơn nữa trong quan hệ tình dục, người phụ nữ là người nhận tinh dịch nên dễ bị lây nhiễm hơn nam giới. Thêm vào đó, khi bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh thường khó phát hiện ở phụ nữ hơn nam giới, nên dễ trở thành mạn tính gây vết viêm loét ở cơ quan sinh dục, tăng khả năng lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục.

Trong quá trình thực hiện chức năng sinh sản, mang thai, chuyển dạ và đẻ, sức khoẻ hay bị suy sụp, người phụ nữ dễ bị mất máu nên phải truyền dịch, truyền máu… nên cũng dễ bị lây nhiễm.

Những nhu cầu làm đẹp như phẫu thuật thẩm mỹ, xâu tai, xăm, nếu không được thực hiện hợp vệ sinh cũng có thể là nguồn gây phơi nhiễm.

Ngoài ra, do những bất bình đẳng giới còn tồn tại, nhiều chị em không có khả năng chủ động sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su, thực hiện tình dục an toàn nên dễ bị lây nhiễm hơn nam giới.

Nên khuyên người phụ nữ xét nghiệm HIV trước khi quyết định có thai. Nhấn mạnh ý nghĩa của khả năng lây truyền từ mẹ sang con nếu họ có thai và nhiễm HIV. Nếu đã có thai, họ cần được khám thai định kỳ và khuyên xét nghiệm HIV sớm đế có thế xử trí kịp thời.

Tư vấn cho thai phụ/sản phụ bị nhiễm HIV

Nên tư vấn sớm cho những người phụ nữ nhiễm HIV không nên có thai vì những lý do đã nêu ở trên.

Nếu người phụ nữ đã có thai, hãy cung cấp cho họ những thông tin về khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con cũng như điều trị dự phòng để họ tự có được sự lựa chọn đúng đắn về cách xử trí vói quá trình thai nghén, tuỳ thuộc vào nhu cầu, hoàn cảnh của họ cũng như tình trạng thai, kể cả tuổi thai.

Đặc biệt, vói những phụ nữ mỏi có thai (tuổi thai dưới 12 tuần theo kinh cuối cùng), cần tập trung tư vấn cho họ tự nguyện phá thai vì khả năng lây truyền từ mẹ sang con là khá cao.

Trong trường hợp người phụ nữ và gia đình đồng ý tự nguyện phá thai sau khi đã được tư vấn thông tin đầy đủ và có chỉ định phá thai (thai còn nhỏ, ở ba tháng đầu hoặc ba tháng giữa), có thể giải quyết phá thai áp dụng các biện pháp thích hợp. Những trường hợp này, thai phụ cần phải được chăm sóc tại các cơ sở có khả năng phẫu thuật (có bác sĩ chuyên khoa sản và phòng mổ), khoa sản bệnh viện huyện hoặc các bệnh viện tỉnh. Sau khi phá thai, những phụ nữ này cần được tư vấn để tiếp tục điều trị.

Nếu tuổi thai quá lớn (từ 16-20 tuần trở đi), không có chỉ định phá thai hoặc đối tượng tư vấn muốn giữ thai đế đẻ thì họ cần phải được tư vấn về nhu cầu càn thiết phải được gửi lên các khoa sản bệnh viện tỉnh hoặc cấp cao hơn để xác định có ý kiến can thiệp cụ thể về mặt điều trị và theo dõi. Họ cần phải được điều trị hoặc tiếp tục sử dụng các thuốc chống HIV đế hạ thấp khả năng lây truyền từ mẹ sang con trong thời gian mang thai (đối với AZT) và chuyển dạ đẻ (AZT hoặc nevirapin). Việc chăm sóc trước sinh và đỡ đẻ cần phải được thực hiện tại các cơ sở này để đảm bảo việc áp dụng những quy trình kỹ thuật cần thiết.

Trong bất kể trường hợp nào (người phụ nữ hoặc cặp vợ chồng quyết định chấm dứt thai kỳ hay tiếp tục theo dõi đế đẻ) thì họ cũng cần được khuyên theo dõi hoặc tiến hành thủ thuật ở những cơ sở có chuyên môn, đủ điều kiện tuân theo các quy trình phòng tránh nhiễm khuẩn cần thiết để phòng tránh cho bản thân họ và những người khác.

Trong trường hợp phụ nữ có thai bị nhiễm HIV muốn sinh con, hoặc phát hiện ra nhiễm HIV trong quá trình chuyển dạ đẻ thì họ cần phải được tư vấn về trách nhiệm đối với đứa con, không nên bỏ rơi nhưng cũng không nên cho con bú vì khả năng lây nhiễm.

Người làm công tác tư vấn cần phải đánh giá một cách nhạy cảm nhu cầu và điều kiện của người mẹ để đưa ra lời khuyên hợp lý cho việc nuôi con của họ bởi vì họ vẫn chăm sóc con đầy đủ nhưng chỉ không cho con bú và cũng cần nói rõ việc cán bộ y tế sẽ giúp họ (ví dụ như trong việc làm giảm hoặc ngừng sự bài tiết sữa sau khi đẻ).

Cần tư vấn cho bà mẹ về tầm quan trọng của việc cho trẻ sơ sinh uống siro AZT hoặc nevirapin sau đẻ phòng tránh lây nhiễm cho con để họ chấp nhận điều trị cho trẻ.

Người tư vấn nên khuyên các bà mẹ nhiễm HIV tuân theo các hướng dẫn y tế để tạo điều kiện thuận lợi cho họ không cho con bú cũng như trong các quy trình chăm sóc sau đẻ khác như tắm cho con, chăm sóc dây rốn, chăm sóc chính bản thân mình, kể cả chăm sóc vú phòng tránh những vết thương có thể xảy ra (ví dụ như tránh xây xát ỏ da gây chảy máu…).

Nếu không được điều trị dự phòng, tỉ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con khoảng 20-35%. Trong khi đó nếu được điều trị dự phòng đúng cách (điều trị trong tử cung từ khi tuổi thai 36 tuần bằng AZT hoặc lúc mẹ chuyển dạ bằng nevirapin cũng như cho trẻ uống siro và cho ăn thức ăn thay thế) thì tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ còn khoảng 8-10%.

Người tư vấn cần hướng dẫn cho các bà mẹ nhiễm HIV tiếp tục theo dõi và điều trị sau đẻ, bồi dưỡng cơ thể, điều trị bằng thuốc và tuân thụ chế độ chống thiếu máu thiếu sắt cũng như các nhiễm trùng cơ hội họ có thể mắc phải trong thời gian nuôi con.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận