Châm cứu chữa trịcận thị
(Cận Thị – Myopie – Myopia)
A. Đại cương
Cận thị là trạng thái nhìn vật ở xa thì mờ, không rõ, chỉ nhìn được vật ở gần mà thôi.
B. Nguyên nhân
Do Thuỷ tinh thể quá phồng hoặc do nhãn cầu dài quá làm cho hình a?nh hiện lên trước võng mô.
Do không biết điều tiết mắt: bắt mắt làm việc (đọc sách…) quá lâu gây mỏi cơ mắt, đọc sách nơi không đủ ánh sáng…
Do di truyền: thường cha mẹ cận thị nặng trên 9 điôp trở lên, con cái họ có khả năng cận thị.
Theo Y học cổ truyền, mắt cận thường do Thận, Can suy yếu. Can khai khiếu ở mắt, Can lại tàng huyết, nếu huyết không đủ đưa lên nuôi dưỡng phần trên làm mắt sẽ suy kém. Thận Thuỷ sinh Can Mộc, nếu Thận Thuỷ suy kém, không nuôi dưỡng được Can mộc làm cho Can không khai khiếu được ở mắt, mắt sẽ kém.
C – Điều trị
CCHT. Hải: Điều tiết khí ở vùng mắt.
Châm Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Tinh Minh (Bq.1) + Thừa Khấp (Vi.1).
Cách châm: Các huyệt ở mắt vê nhẹ, châm từ từ, làm cho cảm giác lan đến nhãn cầu. Các huyệt khác kích thích vừa. Châm huyệt Phong Trì (Đ.20), tốt nhất là làm cho cảm giác lan đến vùng mắt.
2- Nhóm 1: Thận Du (Bq.23) + Thiên Lịch (Đtr.6) + Hậu Đỉnh (Đc.19) .
Nhóm 2: Thuỷ Tuyền (Th.5) [dành cho nữ giới].
Nhóm 3: Toàn Trúc (Bq.2) + Thận Du (Bq.23) + Côn Lôn (Bq.60).
Nhóm 4: Dưỡng Lão (Ttr.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Sai (Bq.4).
Nhóm 5: Phong Trì (Đ.20) + Ngũ Xứ (Bq.5).
3- Nhóm 1: Thừa Khấp (Vi.1) + Tinh Minh (Bq.1) + Hợp Cốc (Đtr.4).
Nhóm 2: Ế Minh + Phong Trì (Đ.20) + Đầu Quang Minh.
Thường dùng nhóm I, nếu bệnh đỡ, cứ tiếp tục dùng nhóm I, nếu bệnh không đỡ, dùng nhóm II. Ngày châm 1 lần, lưu kim 10 – 15 phút, 10 lần là 1 liệu trình, ngưng 5 – 7 ngày rồi lại bắt đầu liệu trình khác.
4- Toàn Trúc (Bq.2) + Phong Trì (Đ.20) + Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Hợp Cốc (Đtr.4), châm bổ lưu kim 20 – 30 phút (Châm Cứu Trị Liệu Học).
5- Thừa Khấp (Vi.1) + Hạ Tình Minh hợp với Túc Tam Lý (Vi.36) + Tứ Bạch (Vi.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
6- Thừa Khấp (Vi.1) + Tình Minh (Bq.1) + Quang Minh (Đ.37) + Ngọc Chẩm (Bq.9) + Đầu Quang Minh + Cầu Hậu + Ế Minh + Kiện Minh 4 + Tăng Minh 1 và 2 (Châm Cứu Học HongKong).
7- Ngư Thượng (Đầu Quang Minh), châm xiên lưu kim 15 phút ‘Hà Bắc Trung Y Học Viện’.
8- Tinh Minh (Bq.1) + Mắt 1 và Mắt 2 (của Nhĩ Châm) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí’ số 43/1985).
9- Thừa Khấp (Vi.1) làm chính, hợp với Ế Minh và Phong Trì (Đ.20) (Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 122/1986).
10- Nhóm 1: Quang Minh (Đ.37) + Ngoại Quan (Ttu.5)
Nhóm 2: Thái Xung (C.3) + Hợp Cốc (Đtr.4) .
Châm từng cặp huyệt một, bình bổ bình tả (Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 14/1986).
11- Huyệt chính Tinh Minh (Bq.1) + Toàn Trúc (Bq.2) + Tứ Bạch (Vi.2) + Đồng Tử Liêu (Đ.1).
Châm sâu 1 – 1, 5 thốn, vê kim nhẹ, đắc khí (có cảm giác là rút kim, không lưu kim) đối với huyệt Tình Minh, còn các huyệt khác, kích thích mạnh, lưu kim 20 – 30 phút (Nam Kinh Trung Y Học Viện Học Báo’ số 35 – 36/1986).