[Phác đồ] Châm cứu chữa trị Sữa thiếu

Châm cứu chữa Sữa thiếu

(Thiểu Nhũ – Nhũ Trấp Phân Bí Bất Túc – Shortage Of Breast Milk)

A. Đại cương

Sữa thiếu là tình trạng phụ nữ sau khi sinh (đẻ) mà sữa tiết ra ít, không đủ sữa cho con bú.

B. Nguyên nhân

Do người mẹ suy yếu, thiếu dinh dưỡng hoặc tinh thần không được thoải mái, cho con bú không đúng phương pháp.

Theo Y học cổ truyền: Sữa là do khí huyết ở mạch Xung Nhâm biến thành. Vì vậy, sau khi sinh, sữa ra ít hoặc chậm ra thường do khí huyết không đủ, mạch Khí Xung và Nhâm suy yếu gây ra. Hoặc tinh thần uất kết không thoải mái cũng làm cho mạch khí ở vú bế tắc.

Do khí huyết suy gây ra sữa thiếu là chứng Hư.

Can Khí uất kết làm cho sữa không thông là chứng Thực.

C. Triệu chứng

Chứng Thực: Sữa ít, vú căng hơi đau, tinh thần không vui, ngực tức, bứt rứt khó chịu, táo bón, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch Trầm, Thực có lực.

Chứng Hư: Sữa ít, không đủ hoặc không có sữa, chất sữa loãng, sắc mặt trắng, vàng, ăn kém đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thông điều khí huyết.

Huyệt chính: Đàn Trung (Nh.17) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thiếu Trạch (Ttr.1) .

Huyệt phụ: Can Du (Bq.18) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) .

Cách châm: châm Đàn Trung mũi kim hướng về phía vú, Nhũ Căn pHải theo bờ bầu vú, hướng lên mà châm ngang tạo cảm giác lan đến bầu vú. Kích thích mạnh vừa. Mỗi ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình.

Khí huyết hư nhược, thêm Tỳ Du (Bq.20), Túc Tam Lý (Vi.36) .

Can Khí uất kết, thêm Can Du (Bq.18)

Ý nghĩa: Đàn Trung là huyệt Hội của Khí, khí huyết điều hòa, thông lợi thì sữa mới sinh ra; Nhũ Căn để sơ thông khí huyết ở kinh Dương Minh; Thiếu Trạch là huyệt kinh nghiệm để tiết ra sữa; Khí huyết kém, thêm Tỳ Du, Túc Tam Lý để kiện Tỳ Vị giúp sinh hóa khí huyết; Can Khí uất kết, châm Can Du để sơ Can, điều huyết.

2- Đàn Trung (Nh.17) + Thiếu Trạch (Ttr.1) (Châm Cứu Tụ Anh).

3- Đàn Trung (Nh.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiếu Trạch (Ttr.1). Hoặc Đàn Trung (Nh.17) + (cứu) Thiếu Trạch (Ttr.1) [bổ] (Châm Cứu Đại Thành).

4- Thiếu Trạch (Ttr.1) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) (Thần Cứu Kinh Luân).

5- Đàn Trung (Nh.17) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thiếu Trạch (Ttr.1) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

6- Đa?n Trung (Nh.17) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thiếu Trạch (Ttr.1).

Thực chứng: thêm Kỳ Môn (C.14) .

Hư chứng: thêm Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20)(Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

7- Can Du (Bq.18) + Kiên Trung Du (Ttr.15) + Nhũ Căn (Vi.18) + Phách Hộ (Bq.42) + Phụ Phân (Bq.41) + Tâm Du (Bq.15) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Trung Phủ (P.1) (Tân Châm Cứu Học).

8- Đản Trung (Nh.17) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thiếu Trạch (Ttr.1) .

Thực chứng: thêm Kỳ Môn (C.14) + Nội Đình (Vi.44).

Hư chứng: thêm Túc Tam Lý (Vi.36) + (Tỳ Du (Bq.20) Châm Cứu Học Việt Nam).

9- Đàn Trung (Nh.17) + Hậu Khê (Ttr.3) xuyên Tiền Cốc (Ttr.2) + Nhũ Căn (Vi.18).

Trước tiên, châm Đàn Trung sâu 0, 5 thốn, châm xiên 45o, hướng lên trên, châm bổ. Sau đó, châm Nhũ Căn, cách châm giống Đàn Trung. Rồi châm Hậu Khê, khi đắc khí, rút kim ra gần sát da, châm xuyên đến Tiền Cốc, châm tả (‘Sơn Tây Trung Y Tạp Chí ‘ số 57/1985).

10- Đàn Trung (Nh.17) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 19/1986).

11- Châm Dũng Tuyền (Th.1), kích thích mạnh 3 phút, lưu kim 10 phút (‘Trung Y Tạp Chí’ số 43/1987).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận