Châm cứu chữa trịtâm thần phân liệt
(Tinh Thần Phân Liệt – Schizophrénia – Schizophrenia)
A. Đại cương
Là 1 loại bệnh tâm thần, thường gặp nơi thanh và tráng niên.
Y học cổ truyền xếp vào loại “Điền cuồng”, “Bách Hợp Bệnh”. Điên thuộc Âm chứng, Cuồng thuộc Dương chứng.
B. Nguyên nhân
+ Điên: do lo nghĩ quá độ, tân dịch bị ngừng trệ, đờm che lấp thanh khiếu gây ra.
+ Cuồng: do khí uất hóa ra Hoả, kết hợp với đờm trọc, Hoả của Can Đở m bốc lên, tâm thần bị quấy nhiễu gây ra bệnh.
Ngoài ra, bệnh cũng còn có thể do di truyền, cảm nhiễm.
C. Triệu chứng
+ Điên: u uất, khờ dại, ngủ nhiều, nói lẩm bẩm một mình, người cứng như khúc gỗ.
+ Cuồng: thích leo trèo lên cao, ca hát, chạy nhảy, xé quần áo, đánh chử người khác, la hét suốt ngày, không ngủ cả ngày lẫn đêm.
+ Bách Hợp Bệnh: ảo giác, ảo thính, luôn tự nghĩ mình bị ám hại, nói năng khoác lác, lúc nào cũng tự trách Bản thân.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thanh Tâm, thông khiếu, khoát đờm, giáng trọc làm chính.
Điên: tiềm dương, tả Hoả.
Cuồng: lý khí, khai uất.
Bách Hợp bệnh: dựa theo chứng trạng mà chọn huyệt.
Huyệt chính:
Nhóm 1: Đại Chùy (Đc.14) + Định Thần + Phong Trì (Đ.20) + Cưu Vỹ (Nh.15) thấu Thượng Quản (Nh.13) + Gian Sử (Tb.5) thấu Chi Câu (Ttu.6) .
Nhóm 2: Á Môn (Đc.15) + Bá Hội (Đc.20) thấu Tứ Thần Thông + Ấn Đường thấu điểm giữa mũi + Kiến Lý (Nh.11) + Nội Quan (Tb.6) + Thông Lý (Tm.5) + Tam Âm Giao (Ty.6) .
Huyệt phụ: Thính Cung (Ttr.19) + Ế Phong (Ttu.17) + Tinh Minh (Bq.1) + An Miên + Thần Đường (Bq.44) + Can Du (Bq.18) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hổ Biên + Dương Lãng Tuyền (Đ.34) + Lãi Câu (C.5) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Thương (P.11) + Lao Cung (Tb.8) + Đại Chung (Th.4) + Thần Môn (Tm.7) .
Cách châm:
+ Cuồng: Dùng nhóm I, đồng thời có thể thêm Lao Cung (Tb.8), Thiếu Thương (P.11), Hợp Cốc (Đtr.4), Thái Xung (C.3), An Miên.
+ Điên: Dùng nhóm II, có thể phối hợp Đại Chung (Th.4), Dương Lăng Tuyền (Đ.34), Lãi Câu (C.5), Thần Môn (Tm.7) .
+ Bách Hợp: Tùy chứng mà chọn huyệt.
Thí dụ như ảo thính thêm Thính Cung (Ttr.19); ảo giác thêm Tinh Minh (Bq.1) … Huyệt Định Thần có thể châm xiên, hướng mũi kim lên, sâu đến 1, 5 thốn, Đại Chùy châm sâu 1, 5 thốn; Á Môn sâu 1, 5 thốn (huyệt này phải lấy huyệt cho chính xác, khi châm phải thận trọng).
2- Thập Tam Quỷ Huyệt: Nhân Trung (Đc.26) + Thiếu Thương (P.11) + Ẩn Bạch (Ty.1) + Đại Lăng (Tb.5) + Thân Mạch (Bq.62) [cứu châm] + Phong Phủ (Đc.16) + Giáp Xa (Vi.6) [ôn châm] + Thừa Tương (Nh.24) + Lao Cung (Tb.8) + Thượng Tinh (Đc.23). Nam dùng Hội Âm, Nữ dùng Ngọc Môn Đầu (huyệt ở tại phía trước miệng âm đạo) + Khúc Trì (Đtr.11) (Hoả châm) + Hải Tuyền (châm ra máu).
13 huyệt trên cứ theo thứ tự mà châm (Thiên Kim Phương).
3- Cự Khuyết (Nh.14), cứu 20 – 30 tráng + Tâm Du (Bq.15) 2 bên mỗi bên 5 tráng (Biển Thước Tâm Thư).
4- Khúc Trì (Đtr.11) + Tuyệt Cốt (Đ.39) + Bá Lao + Dũng Tuyền (Th.1) (Châm Cứu Đại Thành).
5- Thiếu Hải (Tm.3) + Gian Sử (Tb.5) + Thần Môn (Tm.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hậu Khê (Ttr.3) + Phục Lưu (Th.7) + Ty Trúc Không (Ttu.23).
Kèm si ngốc, dại khờ thêm Thần Môn (Tm.7), Thiếu Thương (P.11), Dũng Tuyền (Th.1), Tâm Du (Bq.15) (Thần Ứng Kinh).
6- Phi Dương (Bq.58) + Thái Ất (Vi.23) + Hoạt Nhục Môn (Vi.24) (Phổ Tế Phương).
7- Huyệt chính: Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) .
Huyệt phụ chia làm 2 nhóm:
a – Phong Nham + Nhân Trung (Đc.26) +Tam Âm Giao (Ty.6) .
b- Ế Minh + Hợp Cốc (Đtr.4) thấu Lao Cung (Tb.8) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
8- Nhóm 1: Thiên Xung (Đ.9) + Phong Trì (Đ.20) + Bá Hội (Đc.20) + Công Tôn (Ty.4) + Đầu Duy (Vi.8).
Nhóm 2: Thân Mạch (Bq.62) + Bá Hội (Đc.20) + Phong Trì (Đ.20) + Tâm Du (Bq.15) + Hậu Khê (Ttr.3) .
Nhóm 3: Ty Trúc Không (Ttu.23) + Nhân Trung (Đc.26) + Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) .
Nhóm 4: Côn Lôn (Bq.67) + Bá Hội (Đc.20) + Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hậu Khê (Ttr.3) + Thân Mạch (Bq.62) (Châm Cứu Học Giản Biên).
9- Châm tả Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (Tm.7) + Nhân Trung (Đc.26) + Nội Quan (Tb.6) + Phong Long (Vi.40) + Kiến Lý (Nh.11) + bổ Thái Xung (C.3) (Châm Cứu Trị Liệu Học).
10- Nhóm 1: Bá Hội (Đc.20) + Thuỷ Câu (Đc.26) + Bản Thần (Đ.13) + Phong Trì (Đ.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Thân Trụ (Đc.12) + Thiên Xu (Vi.25) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Hành Gian (C.2) + Thân Mạch (Bq.62) + Côn Lôn (Bq.67) + Đại Lăng (Tb.7).
Nhóm 2: Đại Chùy (Đc.14) + Bá Hội (Đc.20) + Thần Đình (Đc.24) + Dũng Tuyền (Th.1) + Thiếu Thương (P.11) + Gian Sử (Tb.5) + Thân Trụ (Đc.12) + Cự Khuyết (Nh.14) + Phong Thị (Đ.31) + Phong Phủ (Đc.16) + Suất Cốc (Đ.8) + Nhân Trung (Đc.26) + Ẩn Bạch (Ty.1) + Đại Lăng (Tiết.7) + Cưu Vĩ (Nh.15) + Trung Quản (Nh.12) + Lao Cung (Tb.8) + Thân Mạch (Bq.62) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
11- An Miên 1, An Miên 2 (Châm Cứu Học HongKong).
12- Tâm Hoả Thịnh: tả Hoả, trấn Tâm: châm tả Lao Cung (Tb.8) + Gian Sử (Tb.5) + Thuỷ Câu (Đc.26) + Thần Môn (Tm.7) + Thiếu Thương (P.11) (ra máu].
Đờm Thịnh: Công Đờm, an Tâm, châm tả Tâm Du (Bq.15) + Đại Lăng (Tb.7) + Thần Môn (Tm.7) + Phong Long (Vi.40) +Túc Tam Lý (Vi.36) + Nhân Trung (Đc.26) + Bá Hội (Đc.20) .
Hoả Thịnh Thương Âm: tư âm giáng Hoả, an thần định chí, châm bình bổ bình tả Dũng Tuyền (Th.1) + Thái Khê (Th.3) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Âm Khích (Tm.6) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).