Châm cứu chữa trị Thần kinh sinh ba đau
(Tam Thoa Thần Kinh Thống – Nevralgie Trijumeau – Nevralgia Trigeminal)
A. Đại cương
Dây thần kinh Sinh Ba (Tam Thoa) đau là chứng đau từng cơn kèm co rút ở vùng dây thần kinh tam thoa ở mặt. Thường đau 1 bên mặt. Thường gặp ở phụ nữ trung niên.
Thuộc phạm vi chứng “Thống Phong” của Y học cổ truyền.
B. Phân loại
Sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ phân làm 2 loại:
+ Nguyên Phát: có liên hệ với việc bị lạnh, bệnh độc hoặc răng bị nhiễm trùng, một số bệnh truyền nhiễm.
+ Kế Phát: Thường có quan hệ với bệnh ở mắt, mũi, răng….
Thần kinh tam thoa gồm 3 nhánh:
Nhánh ở mắt
Nhánh ở hàm trên.
Nhánh ở hàm dưới.
Trên lâm sàng, nhánh thứ 1 ít khi bị đau, chỉ thấy nhánh 2 và 3 cùng đau nhức một lúc.
C. Nguyên Nhân
-Do phong tà xâm nhập các kinh dương ở mặt.
-Do ứ huyết làm khí huyết bị bế tắc.
-Do thực nhiệt ở Can, Vị.
-Do âm hư Hoả vượng.
D. Triệu chứng
Loại Nguyên Phát: đau nhức từng cơn như thiêu đốt hoặc như kim đâm, mỗi lần lên cơn đau vài giây hoặc 1-2 phút. Mỗi ngày có thể lên cơn nhiều lần, có khi kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng. Cơn đau có thể kèm theo co rút, da đỏ ửng, chảy nước mắt, nước miếng. Sờ ấn vào một số điểm đau ở mặt như hố trên mắt (Dương Bạch (Đ.14) ), lỗ dưới mắt (Tứ Bạch (Vi.2), lỗ cằm (Thừa Tương (Nh.24) ), 2 bên cánh mũi (Nghênh Hương (Đtr.20) ), mép miệng (Địa Thương (Vi.4) )…. có thể làm cơn đau phát ra.
Loại Kế Phát: đau liên tục, da mặt cảm thấy tê bì, mất phản xạ, cơ thái dương và cơ nhai bị tê, co rút.
Tuy nhiên, trên lâm sàng, cần lưu ý đến biện chứng bệnh:
+ Nếu bị bệnh mà kèm chứng trạng ngoại cảm là do phong tà xâm nhập.
+ Nếu kèm phiền táo, hay giận, miệng khát, táo bón là do Tỳ Vị có thực Hoả.
+ Nếu cơ thể vốn suy yếu, gầy ốm, gò má đỏ, mạch Tế Sác, mỗi khi mệt nhọc thì bệnh phát nhiều hơn, là do âm hư dương vượng, hư Hoả bốc lên.
E – Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ đạo kinh khí ở vùng đau.
Huyệt chính: Thái Dương + Toàn Trúc (Bq.2) (Bq.2) + Tứ Bạch (Vi.2) + Hạ Quan (Vi.7) + Hiệp Thừa Tương.
Huyệt phụ: Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Đình (Vi.44) + Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Hiệp Khê (Đ.43) + Phong Trì (Đ.20) .
Cách châm:
Nhánh 1 đau: dùng huyệt Thái Dương hoặc Toàn Trúc (Bq.2) . Châm Toàn Trúc (Bq.2) mũi kim pHải hướng ra ngoài để truyền cảm giác ra vùng trán.
Nhánh 2 đau: dùng Tứ Bạch (Vi.2), mũi kim pHải hướng lên, ra ngoài, cho lan truyền cảm giác đến môi trên.
Nhánh 3 đau: lấy Hạ Quan (Vi.7), Hiệp Thừa Tương. Châm Hiệp Thừa Tương mũi kim pHải hướng xuống, vào phía trong để dẫn cảm giác đến môi dưới.
Tất cả lưu kim 15 phút.
Ý nghĩa: Thái Dương, Toàn Trúc (Bq.2) , Tứ Bạch, Hạ Quan, Hiệp Thừa Tương đều ở vùng của dây thần kinh tam thoa ở mặt, đó là các huyệt cục bộ, để sơ thông kinh khí vùng đau.
Ngoại cảm phong tà thêm Hợp Cốc (Đtr.4) và Ngoại Quan (Ttu.5) để giải biểu, khu phong.
Hoả của Can, Vị bốc lên: thêm Thái Xung (C.3), Nội Đình (Vi.44) để thanh tiết Hoả của Can, Vị.
Âm hư Hoả vượng: thêm Thái Khê (Th.3) để dục âm, phối Phong Trì (Đ.20) để tiềm dương.
2- Nhánh 1 đau: Dương Bạch (Đ.14) + Thái Dương, Toàn Trúc (Bq.2) + Ngoại Quan (Ttu.5) .
. Nhánh 2 đau : Tứ Bạch (Vi.2) + Cự Liêu (Vi.3) + Nhân Trung (Đc.26), Hợp Cốc (Đtr.4) .
Nhánh 3 đau: Hạ Quan (Vi.7) + Giáp Xa (Vi.6) + Thừa Tương (Nh.24) + Nội Đình (Vi.44) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).).
3-Dương Bạch (Đ.14) + Toàn Trúc (Bq.2) + Tứ Bạch (Vi.2) + Thượng Tinh (Đc.23) + Hạ Quan (Vi.7), Giáp Xa (Vi.6) + Quyền Liêu (Ttr.18) + Thừa Tương (Nh.24) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học
4- Huyệt chính: Tam Gian (Đtr.3) + Hợp Cốc (Đtr.4), phối hợp với:
Nhánh 1 đau: Thái Dương + Thượng Quan (Đ.3) + Dương Bạch (Đ.14) + Toàn Trúc (Bq.2) .
Nhánh 2 đau: Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Tứ Bạch (Vi.2) + Hạ Quan (Vi.7) + Quyền Liêu (Ttr.18) + Cự Liêu (Vi.3).
Nhánh 3 đau: Giáp Xa (Vi.6) + Đại Nghênh (Vi.5), Thính Hội (Đ.2) .
Mỗi lần dùng 1 huyệt chính, thêm 1-2 huyệt phụ ở 3 nhánh (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
5- Huyệt chính: Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Dương.
Phối hợp với Ấn Đường. Châm đến khi có cảm giác tê, trướng là được (‘Trung Y Tạp Chí’ năm 1955)
6- Nhóm 1: Tứ Bạch (Vi.2) + Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Ế Phong (Ttu.17) + Giáp Xa (Vi.6) + Toàn Trúc (Bq.2) + Khúc Sai (Bq.4) + Dương Bạch (Đ.14) + Ế Phong (Ttu.17) +Hạ Quan (Vi.7) + Ty Trúc Không (Ttu.23).
Nhóm 2: Thính Cung (Ttr.19) + Giáp Xa (Vi.6) + Đại Nghênh (Vi.5) + Ế Phong (Ttu.17) + Thiên Dung (Ttr.17) (Tân Châm Cứu Học).
7- Huyền Lư (Đ.5) + Nhân Trung (Đc.26) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Hạ Quan (Vi.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Châm Cứu Học Giản Biên).
8- Tam Gian (Đtr.3) + Tứ Bạch (Vi.2) (Châm Cứu Học HongKong).
9- Thông Kinh Hoạt Lạc.
Châm A Thị huyệt + Ế Phong (Ttu.17) hoặc Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) .
(Các A Thị huyệt gồm: Dương Bạch (Đ.14), Tứ Bạch (Vi.2), Nghênh Hương (Đtr.20), Địa Thương (Vi.4), Thừa Tương (Nh.24) ). Châm A Thị huyệt nào đau nhất, vê mạnh. Nếu đau không giảm châm huyệt thứ 2… cách ngày châm 1 lần.
Ý nghĩa: A Thị huyệt để thông kinh khí ở các kinh bị tà khí làm trở ngại; Ế Phong, Phong Trì, Hợp Cốc để giải biểu khu tà (Châm Cứu Học Việt Nam).
10- Thái Dương + Phong Trì (Đ.20) + Hạ Quan (Vi.7) + Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) (‘Thiểm Tây Trung Y Tạp chí ‘số 460/1985)
11- Nhánh 1: Ngư Yêu, Nhánh 2: Tứ Bạch (Vi.2), Nhánh 3: Hạ Quan (Vi.7) hợp với Hiệp Thừa Tương (Nh.24) .
(Trung Y Tạp Chí số 53/1987)
12- Nhánh 1: Toàn Trúc (Bq.2) hợp với Đầu Duy, Dương Bạch (Đ.14).
Nhánh 2: Tứ Bạch (Vi.2) + Quyền Liêu (Ttr.18) . Nhánh 3: Giáp Xa (Vi.6) + Hạ Quan (Vi.7) + Quyền Liêu (Ttr.18) (‘Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí’ số 47/1987).
13- Nhánh 1 đau: Thái Dương + Thượng Quan (Đ.3) + Dương Bạch (Đ.14) + Toàn Trúc (Bq.2).
Nhánh 2 đau: Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Tứ Bạch (Vi.2) + Hạ Quan (Vi.7) + Quyền Liêu (Ttr.18) .
Nhánh 3 đau: Giáp Xa (Vi.6) + Đại Nghênh (Vi.5) – (‘Giang Tô Trung Y Tạp Chí’ số 33/1986).
14- Nhánh 1 đau: Thái Dương xuyên Dương Bạch (Đ.14), Dương Bạch xuyên Ấn Đường.
Nhánh 2 đau: Quyền Liêu (Ttr.18) + Nghênh Hương (Đtr.20) xuyên Tứ Bạch (Vi.2) hoặc Nghênh Hương (Đtr.20) xuyên Quyền Liêu, Quyền Liêu xuyên Hạ Quan (Vi.7) .
Nhánh 3 đau: Địa Thương (Vi.4) xuyên Giáp Xa (Vi.6), Thừa Tương (Nh.24) xuyên Địa Thương (Vi.4), Địa Thương (Vi.4) xuyên Nhân Trung (Đc.26) (‘Trung Tây Kết Hợp Tạp Chí’ số 609/1985).
15- Sơ thông kinh lạc, giảm đau, châm tả Hạ Quan (Vi.7) + Phong Trì (Đ.20) hoặc Ế Phong (Ttu.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) .
Nhánh 1: Thêm Ngư Yêu.
Nhánh 2: thêm Tứ Bạch (Vi.2) .
Nhánh 3: thêm Địa Thương (Vi.4) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).