Châm cứu chữa trịtiểu dầm
(Dạ Niệu – Di Niệu – Enurésie (Enurèse) – Enuresis)
A. Đại cương
Tiểu Dầm (Đái Dầm) là chứng khi ngủ đái ra quần mà không biết. Thường gặp nơi trẻ nhỏ .
B. Nguyên nhân
Theo Y học cổ truyền nguyên nhân gây ra bệnh này có quan hệ với Phế, Tỳ, Thận và Bàng Quang. Chủ yếu là do khí hóa của Thận và Tam Tiêu suy yếu, hạ nguyên không vững, sự co bóp của Bàng Quang bị rối loạn.
C. Triệu chứng
Chủ yếu là tiểu ra quần trong lúc ngủ . Nhẹ thì vài đêm mới tiểu một lần. Nặng thì 1 đêm có thể tiểu vài lần.
Thời gian tiểu dầm thường là vào lúc nửa đêm hoặc sáng sớm và có thể tiếp tục ngủ say. Chứng tiểu dầm lâu ngày, người bệnh thường có sắc mặt trắng xanh hoặc xám tro, tinh thần mệt nhọc, trí nhớ giảm, tinh thần căng thẳng, tiểu nhiều, tay chân không ấm hoăc biếng ăn, đại tiện bất thường.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Bổ Thận, ích khí.
Huyệt chính: Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao.
Huyệt phụ: Bá Hội (Đc.20), Khí Hải (Nh.6), Trung Cực (Nh.3), Âm Lăng Tuyền Ty.9), Thận Du (Bq.23), Tỳ Du (Bq.20), Túc Tam Lý (Vi.36), Liệt Khuyết (P.7).
Cách châm: Kích thích vừa hoặc mạnh.
Huyệt ở vùng bụng phải tạo được cảm giác lan xuống âm bộ, hướng kim phải xiên xuống.
Huyệt ở chân phải tạo được cảm giác lan lên trên. 10 – 15 ngày là 1 liệu trình, 2 liệu trình cách nhau 3-5 ngày.
Tỳ hư thêm Tỳ Du (Bq.20), Túc Tam Lý (Vi.36) .
Thận hư thêm Thận Du (Bq.23), Bá Hội (Đc.20), Khí Hải (Nh.6).
Phế Khí không đều thêm Liệt Khuyết (P.7), Âm Lăng Tuyền.
3 huyệt Quan Nguyên (Nh.4), Khí Hải (Nh.6), Trung Cực (Nh.3) có thể lần lượt Sử dụng hoặc cũng có thể dùng cách xuyên châm các huyệt này.
Ý nghĩa: Quan Nguyên là huyệt Hội của 3 kinh Âm ở chân với mạch Nhâm, để bổ Thận; Tam Âm Giao bổ khí của 3 kinh Âm để tăng cường tác dụng kềm chế của Bàng Quang. Tỳ hư thêm Tỳ Du, Túc Tam Lý để kiện Tỳ ích khí; Thận hư thêm Thận Du, Khí Hải để bổ thận; Bá Hội đưa dương khí lên; Liệt Khuyết, Âm Lăng Tuyền để điều tiết Thuỷ đạo; Trung Cực để điều chỉnh khí hư.
2- Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Đại Đô (Ty.2) + Hành Gian (C.2) (Loại Kinh Đồ Dực).
3- Thần Môn (Tm.7) + Ngư Tế (P.10) + Thái Xung (C.3) + Đại Đô (Ty.2) + Quan Nguyên (Nh.4) (Thần Ứng Kinh).
4- Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Phủ (P.1) + Thần Môn (Tm.7) (Phổ Tế Phương).
5- a Thận Nguyên Hư: Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) + Khí Hải (Nh.6) + Trung Cực (Nh.3) + Dương lăng Tuyền (Đ.34) + Tam Âm Giao (Ty.6), đều bổ.
b Tỳ Hư Bất Nhiếp: Tỳ Du (Bq.20) + Túc Tam Lý (Vi.36), đều bổ (Châm Cứu Trị Liệu Học).
6- Nhóm 1: Châm Thận Du (Bq.23) + Khí Hải (Nh.6) + Bàng Quang Du (Bq.28) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Đại Đô (Ty.2) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Phục Lưu (Th.7) + Ẩn Bạch (Ty.1) + Trường Cường (Đc.1) + Hội Dương (Bq.35).
Nhóm 2: Cứu Bàng Quang Du (Bq.28) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trường Cường (Đc.1) + Hội Âm (Nh.1) đều 5 tráng (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
7- Mệnh Môn (Đc.4), Khúc Cốt (Nh.2), Trung Cực (Nh.3), Quan Nguyên (Nh.4), Khí Hải (Nh.6), Thiếu Phủ (Tm.8), Thái Ất (Vi.23), Tam Tiêu Du (Bq.22), Thận Du (Bq.23), Quan Nguyên Du (Bq.26), Tiểu Trường Du (Bq.28), Tam Âm Giao (Ty.6), Âm Lăng Tuyền (Ty.9), Cơ Môn (Ty.11), Đại Đô (Ty.2), Âm Bao (C.9), Ngũ Lý (C.10), Thái Khê (Th.3), Hoành Cốt (Th.11), Trường Phong (Châm Cứu Học HongKong).
8- Điều bổ khí cơ của Thận và Tam Tiêu: châm bổ Bàng Quang Du (Bq.28) + Trung Cực (Nh.3) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Thận Du (Bq.23) (Châm Cứu Học Việt Nam).
9- Châm Quan Nguyên (Nh.4) sâu 0, 5 – 1 thốn. Phối hợp châm xiên huyệt Bá Hội (Đc.20), hướng kim về phía trước, lưu kim 30 phút. Cứ 5 phút lại vê kim 1 lần (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp chí’ số 34/1985).
10- Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6). Lưu kim 10 – 15 phút. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần. 3 – 6 lần châm là 1 liệu trình (‘Hồ Nam Trung Y Tạp chí’ số 37/1986).
11- Huyệt chính: Trung Cực (Nh.3) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) + Bàng Quang Du (Bq.28) + Tam Âm Giao (Ty.6).
Huyệt phụ: Khí Hải (Nh.6), Quan Nguyên Du (Bq.26), Thứ Liêu (Bq.32), Túc Tam Lý (Vi.36), Đại Đô (Ty.2), Thần Môn (Tm.7), Chiếu Hải (Th.6). Vừa châm vừa cứu, kích thích nhẹ, lưu kim 15 – 20 phút. Chủ nhỏ không lưu kim, cứu theo kiểu chim sẻ mổ, cho đến khi da đỏ lên thì thôi. Cách 1 ngày hoặc 1 ngày 1 lần, 5 lần là 1 liệu trình (‘Giang Tô Trung Y Tạp Chí’ năm 1995).
12- Huyệt chính: Quan Nguyên (Nh.4), Trung Cực (Nh.3), Tam Âm Giao.
Huyệt phụ: Hợp Cốc (Đtr.4), Khúc Cốt, Đại Chùy (Đc.14), Bàng Quang Du (Bq.28) .
Mỗi lần dùng 3 – 5 huyệt. Vê kim cho có cảm giác tê tức, châm Quan Nguyên, Trung Cực phải tạo được cảm giác lan tới âm bộ hiệu qua? sẽ tốt hơn. Dùng điếu nga?i, hơ 10 – 15 phút. Mỗi ngày 1 lần, 16 lần là một liệu trình (‘Giang Tô Trung Y Tạp Chí’ năm 1995).
13- a Thận Dương Hư: ôn bổ Thận Dương. Châm bổ + cứu Thận Du (Bq.23) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Bàng Quang Du (Bq.28) + Thứ Liêu (Bq.32) .
b Phế Thận Đều Hư: ôn bổ Phế Thận. Châm bổ Phế Du (Bq.13) + Cao Hoang Du (Bq.43) + Thận Du (Bq.23) + Khí Haœi (Nh.6).
c Tỳ Thận Đều Hư: bổ trung ích khí: châm bổ + cứu Tỳ Du (Bq.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) + Bá Hội (Đc.20) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).