[Phác đồ] Châm cứu điều trị Liệt dây thần kinh giữa

Châm cứu điều trị Liệt dây thần kinh giữa

Là bệnh thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra: Do lạnh, viêm nhiễm (nhiễm độc, nhiễm khuẩn), chấn thương hay gặp dễ bị tổn thương trong các chấn thương vùng cánh tay, do tiêm canxi ra ngoài tĩnh mạch, do garo tay quá lâu.

Y học cổ truyền có tên là nuy chứng, điều trị bằng phương pháp Y học cổ truyền có kết quả khả quan.

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh:

Do phong hàn hoặc nhiệt độc hoặc chấn thương xâm phạm vào các kinh Quyết âm, Thiếu dương ở tay, làm sự lưu thông của kinh khí mất điều hòa, kinh cân thiếu dinh dưỡng, không co lại được gây nên.

Thể bệnh và điều trị:

Triệu chứng:Các triệu chứng của liệt dây thần kinh giữa: bàn tay có hình dạng “bàn tay khỉ”. Khi bệnh nhân nắm tay lại thì có hình dạng đặc biệt “bàn tay giảng đạo” biểu hiện mất hoàn toàn động tác gấp ngón trỏ và ngón cái, động tác gấp ngón nhẫn và ngón út bình thường.

+ Cảm giác: Giảm hoặc mất cảm giác da khu vực dây thần kinh giữa phân bố.

+ Dinh dưỡng: Teo ô mô cái, da thuộc khu vực dây giữa phân bố có thể bị khô, mỏng, các ngón tay nhợt hoặc tím, móng tay trở nên mờ đục, giòn, có những vết dập.

+ Tổn thương một phần dây giữa hay có đau và đau mạnh mang tính chất “bỏng buốt”.

+ Nếu do phong hàn thêm triệu chứng: toàn thân sợ lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn.

+ Nếu do nhiệt độc thêm triệu chứng: sốt cao, đau đầu, rêu lưỡi vàng, táo bón, mạch hồng đại hay phù sác.

+ Nếu do huyết ứ thêm triệu chứng: lưỡi có điểm ứ huyết, mạch sáp.

Chẩn đoán:

Bát cương: Biểu, thực, hàn/ Biểu, thực, nhiệt/Biểu, thực (hàn hay nhiệt tùy thuộc khám các triệu chứng lâm sàng cụ thể)

Tạng phủ/ Kinh lạc: Kinh Quyết âm, Thiếu dương ở tay

Bệnh danh: chứng nuy ở tay

Nguyên nhân: Phong hàn/ Phong nhiệt /Sang chấn

Pháp điều trị:Tùy theo nguyên nhân.

Khu phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc kinh (Quyết âm, Thiếu dương ở tay)

Hoạt huyết hóa ứ, thông kinh hoạt lạc.

Thanh nhiệt, giải độc, thông kinh hoạt lạc.

Phương huyệt:

Tùy theo nguyên nhân, các huyệt thường dùng là: Trung xung, Lao cung, Đại lăng, Nội quan, Giản sử, Khích môn, Khích trạch, Thiếu phủ, Dương trì,…

Nếu do phong hàn thờm: ôn châm hay cứu Phong trì, Phong môn.

Nếu do nhiệt độc châm thêm: Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc.

Nếu do huyết ứ châm thêm: Huyết hải.

Châm các huyệt này thường khó đạt cảm giác đắc khí vì bị liệt, nên cần vê kim lâu hơn so với bình thường cho đến khi bệnh nhân thấy cảm giác.

Liệu trình:

Mỗi ngày châm 1 lần từ 20-30 phút. Đợt điều trị 7-10 ngày, nghỉ 2-3 ngày lại châm đơt khác kết hợp xoa bóp, thủy châm.

Ý nghĩa của huyệt:Châm các huyệt tại kinh Dương minh, Thái âm để điều hòa kinh khí,

Ôn châm hay cứu Phong môn, Phong trì để khu phong tán hàn.

Châm tả Đại chùy, Nội đình để Thanh nhiệt giải độc.

Châm tả Huyết hải để hoạt huyết hóa ứ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận