Châm cứu viêm ruột thừa cấp
(Lan Vĩ Viêm – Manh Trường Viêm – Appendicite Aigue – Acute Appendicitis).
A. Đại cương
Là bệnh ruột thừa bị tắc hoặc viêm nhiễm.
Y học cổ truyền xếp vào loại Trường Ung. Bài viết sau đây về châm cứu viêm ruột thừa đề các bạn cùng tham khảo xem ngày xưa các bậc tiền nhân đã điều trị như thế nào, hiện nay với sự phát triển cua Y học hiện đại cần suy xét lại tính khả dụng
B. Nguyên nhân
Do ăn uống không điều độ hoặc ăn xong chạy nhảy mạnh hoặc nóng lạnh không đều ảnh hưởng đến sự vận hóa của Trường Vị, làm cho Thấp Nhiệt tích trệ, khí huyết bị ứ trệ gây ra bệnh.
C. Triệu chứng
Lúc đầu thường đau nhức liên tục chính giữa bụng trên hoặc quanh rốn, vài giờ sau chỗ đau chuyển xuống tập trung ở phía bên phải vùng bụng dưới, kèm theo nôn mửa, tiêu chảy hoặc đại tiện bí (trẻ nhỏ thường bắt đầu bị tiêu chảy ), sốt không cao nhưng khi chỗ sưng lan rộng ra cũng có thể bị sốt cao, lúc đó mạch Huyền – Hoạt.
Khi mủ vỡ ra thì mạch Sác, rêu lưỡi trắng nhờn hoặc vàng nhờn, chất lưỡi hồng.
Ấn đau ở vùng bụng dưới, trên đường nối giữa rốn và gai hông phía trên – trước, về bên phải, cách 1/3 ngoài và 2/3 hông (điểm Mac. Burney).
Khi ruột thừa nung mủ, vùng ấn đau lan rộng ra, có thể cơ bụng bị căng lên. Tại huyệt Lan Vĩ ở cẳng chân thường ấn rất đau.
Xét nghiệm thấy Bạch cầu tăng cao.
Nếu không trị liệu kịp thời, ruột thừa vỡ ra, làm cho màng ruột bị viêm. Khi màng ruột bị viêm thì vùng đau từ bụng dưới lan ra toàn bụng, cơ bụng căng trướng, sốt tăng cao, mạch Tế, Sác.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ thông phủ khí, thanh tiết uất nhiệt.
Huyệt dùng: Lan Vĩ + Thượng Cự Hư (Vi.37) + Túc Tam Lý (Vi.36) .
Kích thích mạnh, liên tục vê kim 2-3 phút, lưu kim 1-2 giờ cho đến khi hết bệnh.
Sốt hơi cao thêm Hợp Cốc (Đtr.4), Khúc Trì (Đtr.11) .
Bụng đau thêm Thiên Xu (Vi.25).
Muốn nôn, nôn thêm Nội Quan (Tb.6).
Ý nghĩa: Thượng Cự Hư là huyệt Hợp của Đại trường, Túc Tam Lý là huyệt Hợp của kinh Vị, Lan Vĩ là huyệt đặc hiệu trị ruột thừa viêm theo kinh nghiệm hiện đại. 3 huyệt đều ở trên đường kinh Túc Dương Minh. Theo sách ‘Nội Kinh’ thì “Đại Trường, Tiểu Trường giai thuộc vu Vị, kiến Túc Dương Minh dã” (Đại, Tiểu trường đều thuộc về Vị, tức Túc Dương Minh kinh).
Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2) ghi: “Phủ bệnh dùng huyệt Hợp” vì vậy, dùng huyệt Hợp làm chính. Thêm Thiên Xu là huyệt Mộ của Đại Trường để trục Phủ thông trường. Sốt thêm Hiệp Cốc, Khúc Trì để thanh tà nhiệt ở Dương Minh, nôn dùng huyệt Nội Quan để hòa Vị giáng nghịch.
2- Thái Bạch (Ty.3) + Hãm Cốc (Vi.43) + Đại Trường Du (Bq.25) (Châm Cứu Đại Thành).
3- Lan Vĩ + Túc Tam Lý (Vi.36) + Phúc Kết (Ty.14) + Thiên Xu (Vi.25) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
4- Túc Tam Lý (Vi.36) + Thượng Cự Hư (Vi.37) (lấy điểm ấn đau) + Khúc Trì (Đtr.11) + Thiên Xu (Vi.25) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
5- (Cấp Tính: Khí Hải (Nh.6) + Uỷ Trung (Bq.40) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Địa Cơ (Ty.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Hành Gian (C.2) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4).
(Mạn Tính: Khí Hải Du (Bq.24) + Đại Trường Du (Bq.25) + Cư Liêu (Đ.29) + Xung Môn (Ty.12) + Huyết Ha?i (Ty.10) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Tam Âm Giao (Ty.6), A Thị huyệt, dùng điếu ngải, cứu (Trung Quốc Châm Cứu Học).
6- Thiên Xu (Vi.25) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Lan Vĩ + Thượng Cự Hư (Vi.37) + Quan Nguyên (Nh.4) (Châm Cứu Học Giản Biên).
7- Túc Tam Lý (Vi.36) + Hoang Du (Th.16) + Phủ Xá (13) + Nội Quan (Tb.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Khí Ha?i Du (Bq.24) + Đại Trường Du (Bq.25) (Tân Châm Cứu Học).
8- Phủ Xá (Ty.13) + Lan Vĩ hoặc Đởm Nang + Lăng Hậu Hạ (Châm Cứu Học HongKong).
9- Linh Đài (Đc.10) kích thích mạnh (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
10- Lan Vĩ + Túc Tam Lý (Vi.36) cả 2 bên, Đại Cự (Ty.27) bên phải . Kèm sốt thêm Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Trung Y Tạp chí số 34/1986).