[Ngoại khoa] Phác đồ điều trị Bệnh Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là tình trạng một tạng trong ổ bụng rời khỏi vị trí chui qua ống bẹn xuống bìu, là loại hay gặp trong các loại thoát vị thành bụng.

Triệuchứng:

Cơ năng:

Xuất hiện khối phồng vùng bẹn – bìu, to ra khi đi lại, lao đông. Nghỉ ngơi mất; có thể tự đẩy lên được.

Thực thể.

  • Khối phồng vùng bẹn khám có những đặc điểm:

Trên nếp lằn bẹn, chạy theo hướng của ống bẹn. Khối phồng xuống thấp làm bìu to lên nhưng điểm xuất phát vẫn nằm trên nếp lằn bẹn.

Khối phồng mềm, không đau, căng to hơn khi rặn, ho.

Dùng tay đẩy nhẹ nhàng từ từ lên khối phồng mất, khi bn rặn hoặc ho khối phồng xuất hiện theo hướng từ trên xuống dưới từ ngoài vào trong.

Gõ thấy vang khi khối thoát vị là ruột, gõ đặc tạng thoát vị là mạc nối.

  • Lỗ bẹn nông rộng.
  • Có cảm giác khối ruột chạm vào đầu ngón tay khi cho ngón tay vào lỗ bẹn nông và bảo bệnh nhân

Chẩn đoán:

Thoát vị bẹn gián tiếp Thoát vị bẹn trực tiếp Thoát vị đùi
Có thời gian xuất hiện Gần như không
Thường dài như xúc – xích Thường tròn Tròn hoặc bầu dục
Có thể xuống bìu Gần như không Không
Lỗ bẹn nông rộng Không Không
Chạm đầu ngón tay (+) Chạm bên ngón Không
Chặn lỗ bẹn sâu không thấy Thoát vị Thoát vị vẫn xuất hiện Không ảnh hưởng

Có thể bị nghẹt

Không Có thể bị nghẹt

Điều trị:

Đeo băng:

Phương pháp tạm thời không cho tạng sa xuống thêm và chờ phẫu thuật.

Đối với những trường hợp có chống chỉ định phẫu thuật (quá già yếu, suy tim mạch..) thì đeo băng liên tục để tránh thoát vị không lớn hơn và tránh nghẹt.

Phẫu thuật:

  • Chỉ định phẫu thuật:

Tuyệt đối: Cho các trường hợp bị nghẹt.

Tương đối: Đối với các trường hợp không nghẹt nên chỉ định mổ chương trình nếu bệnh nhân không có các chống chỉ định.

  • Chống chỉ định:

Những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ phẫu thuật (THA, tiểu đường, suy tim mạch, già yếu,…).

Những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tái phát sau mổ cao. Chỉ nên mổ khi đã thanh toán được các yếu tố nguy cơ này.

Đối với trẻ nhỏ nếu có tinh hoàn ẩn kèm theo, có thể chờ sau 2 tuổi mới mổ thoát vị bẹn, vì trong 2 năm này tinh hoàn có thể tự xuống bìu được.

Đối với thoát vị bẹn kích thước quá lớn nếu không nghẹt thì không nên mổ vì tỉ lệ tái phát sau mổ rất cao, trừ khi có mảnh ghép nhân tạo.

Những bệnh nhân quá mập, trước khi mổ nên đưa thể trọng trở về khoảng 10% trọng lượng lý tưởng, có như vậy phẫu thuật mới dễ thành công.

Phẫu thuật: sử dụng 1 trong 2 kỹ thuật

  1. Kỹ thuật Bassini: rạch mở mạc ngang từ lổ bẹn sâu đến củ xương mu, để lộ lớp mỡ tiền phúc mạc bên dưới. Khâu dây chằng bẹn với mạc ngang, cung cân cơ ngang bụng và cơ chéo bụng trong (mủi khâu ba lớp), bắt đầu từ củ xương mu đến lổ bẹn sâu. Do kỹ thuật đơn giản mà hiệu quả, Bassini hiện đang là phương pháp được dùng phổ biến nhất tại Việt nam.
  2. Lichtenstein: sau khi xử trí túi thoát vị tiến hành đặt mảnh ghép polypropylene rộng 05 cm × 10 cm đặt dọc theo chiều ống bẹn từ ngoài vào trong và cắt dọc đầu ngoài (đuôi) làm 2 vạt sao cho điểm dừng tương ứng với bờ trong lỗ bẹn sâu. Bờ dưới của mảnh ghép phải được khâu vào dây chằng bẹn bằng mũi chỉ liên tục và bờ trên mảnh ghép thì may vào cân chéo trong ở vị trí sát dưới lá trên của cân chéo ngoài .

* Phương pháp mổ nội soi:

Có 2 phương pháp mổ nội soi để điều trị thoát vị bẹn: phương pháp đi qua xoang bụng và phương pháp hoàn toàn trước phúc mạc.

Kháng sinh dự phòng: tiêm cho bệnh nhân một liều kháng sinh duy nhất: 1,5g cefuroxim (nếu cuộc mổ kéo dài quá 2 giờ bệnh nhân được tiêm thêm một liều 750mg cefuroxim). Sau mổ không dùng kháng sinh nữa.

Trong thời gian hậu phẫu nếu có biểu hiện nhiễm trùng: vết mổ chảy dịch, không liền tốt, hoặc vết mổ có mủ thì bệnh nhân được dùng tiếp kháng sinh.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận