I. Mở đầu
– Giảm thai ở các trường hợp đa thai (đặc biệt từ tam thai trở lên) là thủ thuật can thiệp vào buồng tử cung để giảm số lượng thai trong tử cung còn một hay hai thai mà vẫn đảm bảo các thai còn lại trong tử cung vẫn tiếp tục phát triển. Giảm thai góp phần giảm tỉ lệ nguy cơ và các biến chứng do đa thai.
– Có nhiều phương pháp giảm thai khác nhau tùy theo tuổi thai như hút mô thai ở thai kỳ nhỏ, dùng KCl bơm vào buồng tim thai cho các thai kỳ lớn cuối tam cá nguyệt 1 hay đầu tam cá nguyệt 2… Tuy nhiên, giảm thai không phải là thủ thuật tuyệt đối an toàn. Giảm thai có thể gây sẩy thai hoàn toàn, gây nhiễm trùng, thai chết lưu, sanh non.
CHỈ ĐỊNH
– Các trường hợp đa thai sống trong tử cung sau khi có thai tự nhiên hay điều trị hiếm muộn, không có chống chỉ định và bệnh nhận muốn giữ lại một hay hai thai để dưỡng.
– Tuổi thai: 6 đến 13 tuần vô kinh.
II. Chống chỉ định
– Tuyệt đối: thai quá lớn > 13 tuần.
– Tương đối:
+ Thai nhỏ, chưa quan sát thấy hoạt động tim thai.
+ Động thai.
+ Nhiễm trùng đường sinh dục dưới.
+ Rối loạn đông máu.
III. Quy trình kỹ thuật
1. Chuẩn bị bệnh nhân trước thủ thuật.
2. Thực hiện thủ thuật.
3. Chăm sóc sau thủ thuật
– Kháng sinh dự phòng.
– Giảm gò tử cung: Progesterone 25mg tiêm bắp 1 ống x 2 lần/ngày trong 5 ngày.
– Nghỉ ngơi tại giường.
– Theo dõi tình trạng động thai và nhiễm trùng sau thủ thuật.
– Siêu âm kiểm tra thai sau thủ thuật 3-5 ngày.
– Tránh giao hợp trong 5 ngày sau giảm thai.
4. Xuất viện: thường khoảng 3-5 ngày sau thủ thuật giảm thai khi tình trạng thai ổn định.
5. Dùng toa theo phác đồ dưỡng thai thụ tinh ống nghiệm (nếu là thai điều trị) và khám thai định kỳ.
IV. Tai biến và biến chứng
1. Sẩy thai hoàn toàn (tỉ lệ khoảng 1-2%): đa số các trường hợp sẩy thai trọn và không can thiệp. Nếu thai lớn trên 8 tuần thường phải hút kiểm tra buồng tử cung nếu nghi ngờ sót nhau.
2. Nhiễm trùng: biểu hiện sốt, đau bụng, bạch cầu tăng, CRP tăng sau khi làm thủ thuật giảm thai. Các biểu hiện thường xảy ra trong vòng 14 ngày sau thủ thuật. Nếu tình trạng nhiễm trùng không được điều trị hay điều trị không hiệu quả, thai có thể sẩy hoàn toàn hoặc phải hút bỏ thai nếu không sảy tự nhiên.
3. Dọa sẩy thai: túi thai bị bóc tách sau thủ thuật giảm thai. Điều trị bằng progesterone đặt âm đạo kết hợp chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.
4. Tai biến do gây mê hay gây tê.