[Chứng trạng] Phế âm hư

Chứng Phế âm hư là tên gọi tóm tắt cho những biểu hiện lâm sàng do tân dịch bị tiêu hao, Phế mất nh dưỡng, âm dịch bất túc, sự tuyên giáng giảm sút, hư nhiệt từ trong sinh ra Phần nhiều do ốm lâu bị suy hao, lao thương quá độ gây nên.

Chứng trạng chủ yếu của chứng này là ho khan, ít đờm mà dính, hoặc trong đờm có lẫn máu, họng khô, khàn tiếng, thể trạng gầy còm, về chiều sốt từng cơn, ngũ tâm phiền nhiệt, mồ hôi trộm, gò má đỏ, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác.

Chứng Phế âm hư thường gặp trong các bệnh Khái thấu, Phế lao, Khái huyết và Phế nuy.

Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Táo tà Phạm Phế, chứng Phế khí âm đều hư và chứng Phế Thận âm hư.

Phân tích

Chứng Phế âm hư có thể nhiều loại tật bệnh, biểu hiện lâm sàng đều có đặc điểm riêng và phép chữa cũng không hoàn toàn giống nhau.

Trong bệnh Khái thấu gặp trong chứng Phế âm hư, phần nhiều biểu hiện có đặc điểm là Hư khái như ho khan ít đờm, hoặc trong đờm có lẫn máu, họng khô, nóng từng cơn, gò má đỏ; Đây là do âm suy hư, Phế mất sự nhu nhuận mà hư nhiệt từ trong sinh ra, Phế khí nghịch lên gây nên; Điều trị nên tư âm dưỡng Phế, làm mát Phế trừ ho, cho uống bài Sa sâm mạch đông thang (Ôn bệnh điều biện) gia giảm.

Nếu trong bệnh Phế lao gặp chứng Phế âm hư, biểu hiện lâm sàng phần nhiều có đặc trưng “ho kéo dài hư tổn”, có các chứng ho khan ít đờm hoặc trong đờm có lẫn máu, đau ngực, triều nhiệt gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, và có hiện tượng truyền nhiễm; Đây là do lao trùng gậm nhấm Phế, tân dịch phần Âm bị hao tổn, mất chức năng thanh túc, Phế khí nghịch lên gây nên bệnh; Điều trị nên dưỡng Âm thanh Phế, sát trùng chỉ khái, chọn dùng bài Bách hợp cố kim thang (Y phương tập giải) linh động thêm các vị Bách lộ, Thập đại công lao diệp

Chứng Phế âm hư gặp trong bệnh Khái huyết, biểu hiện lâm sàng thường thấy khái thấu ít đờm, trong đờm lẫn máu, sắc máu đỏ tươi,ực, sốt từng cơn, ra mồ hôi trộm, gò má đỏ, miệng khô họng ráo; đây là do Phế âm bất túc, sự thanh túc bị hạn chế hỏa hun đốt Phế lạc gây nên; Điều trị nên tư âm nhuận Phế, mát huyết chỉ huyết, cho uống bài Bách hợp cố kim thang (Y phương tập giải) hợp với Tứ sinh hoàn (Phụ nhân lương phương).

Nếu trong bệnh Phế nuy gặp chứng Phế âm hư biểu hiện lâm sàng là ho nhổ ra bọt rãi đục chất dính, khó khạc, tiếng ho khó khăn, thở gấp suyễn gấp, thể trạng gầy còm, lông tóc úa khô, miệng ráo họng khô; đây là do Phế âm bất túc, hư hỏa hun đốt ở trong, tân dịch phần Âm khô cạn, Phế khí nghịch lên gây nên; Điều trị nên tư âm nhuận Phế thanh nhiệt, chọn dùng bài Mạch môn đông thang (Kim Quỹ yếu lược) gia vị; hoặc dùng bài Thanh táo cứu Phế thang (Y môn pháp luật). Tóm lại chứng Phế âm hư tật bệnh khác nhau, biểu hiện lâm sàng đều chẩn đoán đặc điểm riêng, có thể dựa vào đó mà phân tích.

Chứng Phế âm hư thường gặp trong những trường hợp ốm lâu thể lực yếu, vì âm hư hỏa vượng cho nên thể trạng gầy còm, gò má đỏ, phát sốt về buổi chiều, mồ hồi trộm và ngũ tâm phiền nhiệt. Chứng này bệnh trình thường nặng hơn vào mùa Thu táo, đa số những người ốm lâu không khỏi và thể trạng tổn thương bệnh càng nặng.

Phế là tạng non nớt, chủ về trị tiết, bên ngoài hợp với bì mao, dễ hàn dễ nhiệt. Chứng Phế âm hư trong quá trình biến hóa cơ chế bệnh, thường gặp ba tình huống sau đây: Một là Phế âm hư tổn, ốm lâu không khỏi, ảnh hưởng tới cơ năng bảo vệ bên ngoài cơ thể, dễ cảm nhiễm ngoại tà, mà xuất hiện ngoại cảm biểu chứng như s lạnh, phát sốt, đau đầu tắc mũi, ho khan ít đờm, và đau họng. Hai là do Phế âm hư tổn, con trộm khí của mẹ, Tỳ Vị bị xuất hiện các chứng kém ăn, bụng trướng, đại tiện lỏng,dần dần dẫn đến thể trạng gầy còm. Ba là Phế âm bất túc, âm hư hỏa vượng, hỏa làm thương Phế lạc, nên có các chứng trạng hư tổn như khái thấu khạc ra máu, triều nhiệt, gò má đỏ

Chẩn đoán phân biệt

Chứng Táo tà phạm Phế với chứng Phế âm hư: Mùa Thu là thời lệnh chủ yếu ca Táo tà, dễ thương tân dịch, ngoại cảm táo tà thì tạo nên chứng Táo tà phạm Phế.

Chứng này từ ngoài xâm nhập, biểu hiện lâm sàng phần nhiều có chỗ ngờ ngợ giống với Âm hư Phế táo như có các chứng ho khan ít đàm hoặc trong đàm có lẫn huyết, khó ho, họng khô, tâm phiền. Nhưng hai loại này, về bệnh nhân và bệnh cơ trên lâm sàng có chỗ biểu hiện không giống nhau. Chứng táo tà phạm Phế là thuộc cảm thụ ngoại tà gây nên, tất phải có các biểu chứng như phát sốt, hơi sợ phong hàn, đau đầu, không có hoặc có ít mồ hôi, miệng mũi khô ráo, mạch Phù. Còn chứng Phế âm hư là do Phế âm suy hao, tân dịch bất túc, hư nhiệt từtrong ra, thường vì nội thương gây nên, cho nên không kiêm biểu chứng mà thường có biểu hiện sốt cơn về chiều, ngũ tâm phiền nhiệt, mồ hôi trộm, gò má đ thuộc loại âm hư hỏa vượng, như vậy có thể làm cơ sở để chẩn đoán phân biệt.

Chứng Phế khí âm đều hư với chứng Phế âm hư, cả hai vừa có mối liên hệ nhất định về bệnh nhân và cơ chế bệnh, vừa hỗ khác nhau. Chứng Phế khí âm đều hư đã có thể do diễn biến của chứng Phế âm hư, âm hao tổn liên lụy đến dương mà hình thành, cũng có thể do chứng Phế khí hư, ra mồ hôi quá nhiều, hoặc uống quá nhiều thuốc ôn nhiệt, hỏa nhiệt cướp Âm mà phát triển nên. Lâm sàng ngoài những chứng trạng biểu hiện về Phế âm hư, như ho khan ít đờm, trong đờm lẫn máu, miệng ráo họng khô và khàn tiếng, còn đồng thời có các chứng của Phế suyễn khái đoản hơi, tiếng nói nhỏ khẽ, tự ra mồ hôi sợ gió, dễ bị cảm mạo, có thể chẩn đoán phân biệt dễ dàng.

Chứng Phế Thận âm hư với chứng Phế âm hư: Thận chứa tinh, là thủy tạng, vị trí ở Hạ tiêu; Phế chủ khí, là hoa cái của năm Tạng sáu Phủ, vị trí ở Thượng tiêu. Trong ngũ hành, Phế thuộc Kim mà Thận thuộc Thủy, kim thủy tương sinh, ảnh hưởng lẫn nh. Vì vậy, Phế âm khuy tổn dằng dai không khỏi, kim không sinh thủy, “bệnh mẹ liên lụy đến con”, ốm lâu liên lụy đến Thận, Thận âm bị hư hao có thể hình thành chứng Phế Thận âm hư. Mà Thận âm suy tổn, mệt nhọc quá độ, Thận âm suy kiệt, âm hư hỏa vượng, hư hỏa hun đốt Phế có thể dẫn đến chứng Phế Thận âm hư.

Chứng Phế Thận âm hư ngoài những biểu hiện lâm sàng đầy của chứng Phế âm hư còn kiêm thêm các chứng trạng của Thận âm hư như hễ động làm thì suyễn thở càng nặng, xương nóng âm ỉ ra mồ hôi trộm, lưng đùi ê mỏi, tâm phiền mất ngủ, nam giới thì mất tinh, nữ giới thì kinh nguyệt không đều, đó là những biểu hiện của chứng Thận âm hư, có thể phân biệt rõ ràng với chứng Phế âm hư đơn thuần.

Trích dẫn y văn

Bệnh ở Phế thì ho có đờm hoặc ho khan, thì khí nghị suyễn thở, là trong mũi có hơi nóng, là gò má đỏ thổ ra máu, đổ máu mũi, nặng hơn thì mửa ra bọt rãi trắng, ngủ không ngon, đau họng và khàn tiếng (Hư lao luận – !!!!Ngô ỵ vặng giảng).

Buổi sáng mà ho nhiều là thuộc Vị hỏa, nên uống Cầm, Liên, Chi, Bá, Tri Mẫu, Thạch cao; Buổi chiều và cả bị ho nặng hơn, phần nhiều là Âm hư, nên uống Ngũ vị, Mạch đông, Tri mẫu, Tứ vật…

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận