Phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GÃY MỎM KHUỶU

Trích: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của chuyên ngành Phục hồi chức năng 2014 của Bộ y tế: Số 3109/QĐ-BYT

I. ĐẠI CƯƠNG

– Mỏm khuỷu ở đầu trên xương trụ, to chồi ra dưới da, dễ bị chấn thương trực tiếp.

– Ở phía trước cùng vói mỏm vẹt, mỏm khuỷu tạo nên hố xích ma to, khớp với ròng rọc xương cánh tay. Khớp ròng rọc chỉ cho phép vận động gấp duỗi khuỷu.

– Mọi gãy mỏm khuỷu đều là gẫy nội khớp. Điểm cốt hóa của mỏm khuỷu xuất hiện vào 10 tuổi và dính liền vào đầu trên xương trụ vào 16 tuổi.

– Ở phía sau, thần kinh trụ đi qua sau mỏm trên ròng rọc và đi ra trước ở cẳng tay, đi giữa hai bó của cơ gấp cổ tay trụ.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Các công việc của chẩn đoán

1.1. Hỏi bệnh

+ Thơì gian bị chấn thương gây ra gãy mỏm khuỷu

+ Nguyên nhân gây ra gãy mỏm khuỷu

+ Bệnh nhân đã được điều trị bảo tồn bằng bột sau khi bị trật khớp mới hay sau phẫu thuật trật khớp cũ.

+ Thời gian bệnh nhân được tháo bỏ bột hay dụng cụ kết hợp xương

+ Vận động và cảm giác của khớp vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay

1.2. Khám và lượng giá chức năng

Khám tình trạng sưng nề, biến dạng và rối loạn dinh dưỡng tại khớp, lực cơ vùng khớp vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay

Đo tầm vận động khớp vai, khớp khuỷu, cổ tay

1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng

Chụp Xquang khớp khuỷu  bên tổn thương

2. Chẩn đoán xác định

– Bệnh nhân có tiền sử chấn thương vùng khớp khuỷu

– Bệnh nhân đang được điều trị bảo tồn bất động bằng  vùng khớp khuỷu

– Bệnh nhân đang được điều trị phẫu thuật kết hợp xương

– Bệnh nhân bị hạn chế tấm vận động

– Bệnh nhân có thể có teo cơ, yếu cơ vùng cánh cẳng, bàn tay.

– Chụp phim Xquang có hình ảnh tổn thương cũ xương cánh tay

3. Chẩn đoán nguyên nhân

– Do lực trực tiếp: Thường  khớp khuỷu bị gãy vụn nhiều mảnh do ngã chống khuỷu hay do lực đánh trực tiếp lên khuỷu.

– Do lực gián tiếp: Khi ngã chống lên bàn tay duỗi và khuỷu gấp. Cơ tam đầu co mạnh làm mỏm khuỷu gãy ngang hay gãy chéo.

– Phối hợp lực trực tiếp và gián tiếp: Cơ co mạnh cộng với lực đánh trực tiếp làm mỏm khuỷu bị gãy nhiều mảnh di lệch. Lực mạnh còn gây gãy và trật khớp.

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị

Giai đoạn bất dộng

– Cải thiện tuần hoàn

– Chống teo cơ do bất động

Giai đoạn sau bất động

– Cải thiện tuần hoàn

– Phục hồi tầm vận động của khớp

– Duy trì vận động ở các khớp tự do

– Phòng ngừa teo cơ, loạn dưỡng , cứng khớp.

2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng

Giai đoạn bất động

-Cử động chủ động ngón tay, cổ tay

-Co cơ tĩnh các cơ vùng đai vai, cơ nhị đầu, cơ tam đầu cánh tay

Giai đoạn sau bất động

– Tư thế trị liệu: Nâng cao tay

– Sau 2 tuần tập tăng tầm độ khớp vai và khớp khuỷu nhẹ nhàng bằng chủ động trợ giúp tay kỹ thuật viên hoặc dàn treo, tập chủ động cử động khớp khủy, cổ tay, ngón tay

– Sau 1 tháng: Có thể áp dụng kỹ thuật giữ nghỉ đối với khớp, có thể cho đề kháng khớp vai, tùy theo bậc cơ của người bệnh.

– Hướng dẫn chương trình điều trị tại nhà: Tập chủ động cử động khớp khuỷu, cổ tay, ngón tay

3. Các điều trị khác

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

– Bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng đau, teo cơ, yếu cơ hoặc sự hạn chế tầm vận động của khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay.

– Hẹn tái khám khi bệnh nhân đau lại hoặc đau tăng lên.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

22 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tên nguyên khanh phuong
Tên nguyên khanh phuong
6 năm trước

E bị gãy mõm vẹt khuỷ tay đã tháo bột 1 tuần nhưng co duỗi rất khó khăn và đau co duỗi nghe cụp cụp e nên làm thế nào cho hồi phục bình thường lại thua bs

Lúng quang
Lúng quang
7 năm trước

Chào bác sĩ, e mổ đóng đinh mỏm khuỷu tay đc gần 1 năm rồi, nếu để lâu hơn việc rút đinh có vấn đề gì không ạ, vì hiện tại e đang bận chưa có thời gian rút đinh và nghỉ ngơi sau rút. Và chi phí rút đinh mỏm khuỷu thông thường là bao nhiêu ạ?

Linh
Linh
8 năm trước

Chào bác sĩ, hiện tại em mổ đóng đinh gãy mỏm khửu tay cũng được 7 tháng, các chức năng duỗi gập và hoạt động tay đã bình thường. Nhưng đinh bị trồi ra ngoài nhiều nên e muốn tháo đinh ra. Vẩy b.sĩ cho e hỏi tháo đinh gãy mỏm khửu tay có nhất thiết phải thực hiện gây mê và mổ như khi đưa đinh vít cố định vào không, hay chỉ đơn giản là tiêm tê để lấy đinh ra thôi. Chân thành cảm ơn và mong bác sĩ trả lời.

Huy
Huy
8 năm trước

Chào bác sĩ
Em bị ngã xe gãy hở độ 2 lồi cầu ngoài và đã được đóng 1 đinh nhưng ko phải bó bột hiện nay đã được 1 tháng nhưng em đã đi được xe máy và nâng được vật nặng khoảng 10kg rồi nhưng tay vẫn ko thể duỗi thẳng ra được và gập vào ko thể gập hết được
Vậy bác sĩ cho em hỏi cách để vận động như thế nào cho phù hợp ạ và em đang tập gym thì phải mấy tháng em có thể tập lại được ạ

Huy
Huy
8 năm trước
Trả lời  Bs.Hào

Em cảm ơn bác sĩ ạ nhưng em ở hà nội ko biết địa chỉ nào tin cậy và kinh phí tập và khám và lượng giá ntn ạ

nguyen thanh trang
nguyen thanh trang
8 năm trước

em bi gay mom khuy tai phai – mo duco hon 2 thang vay cho e hoi khi nao e moi co the chay xe hon da va lam nang dc ah

Thùy Linh
Thùy Linh
8 năm trước

Chào bác sĩ, em gãy kín mỏm khủy tay. Đã đưỡ 3 ngày sau phẫu thuật, không có hiện tương đau hay bất thường nơi mổ, nhưng bàn tay bên mổ của e lại sưng, e cũng đã luyên nắm mở tay cho máu lưu thông nhưng vẫn không thấy giảm sưng. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em được không ạ? Và sau bao nhiêu lâu nữa thì e luyện đươc gập duỗi tay ạ. Mong câu trả lời từ bác sĩ, e cảm ơn!