Phục hồi chức năng gãy xương đòn

Gãy xương đòn là 1 gãy xương thường gặp trong chấn thương đặc biệt chấn thương thể thao, ngày nay nó thường được phẫu thuật hoặc điều trị bảo tồn cố định để chờ lành xương.

Chấn thương gãy xương đòn có nhiều kiểu chấn thương khác nhau, vì vậy chương trình phục hồi chức năng phù hợp với mức độ gãy và phương pháp điều trị là cần thiết, thông thường chương trình phục hồi chức năng giúp cho các vận động viên phục hồi lại toàn bộ sức mạnh và biên độ vận động.

Sau đây là vài chương trình cơ bản cho các gãy xương không biến chứng.

 1. Lưu ý chung:

  • Không nâng tay:  Không năng tay bị gãy xương đòn quá 70 độ theo mọi hướng trong vòng 4 tuần sau chấn thương.
  • Không nâng vật nặng: không nâng vật nặng quá 3 kg bên tay bị gãy trong vòng 6 tuần sau gãy xương.
  • Chườm đá: Trong tuần đầu chườm đá cho khớp vai 15 phút x 3 lần trong ngày giúp giảm đau, sưng nề và nhiễm trùng.
  • Sử dụng nẹp: Giữ nẹp xương đòn trong vòng 3-4 tuần sau chấn thương giúp lành xương.
  • Giữ vai đúng tư thế:  trong khi mang đai cần chú ý giữ cho xương và cơ thẳng nhằm tạo sự cân bằng tránh di lệch thứ phát, chú ý tư thế vai, không nhún vai, không thả lỏng vai hay xoay tròn vai khi mang nẹp.
  • Tái khám: tái khám bác sĩ theo hẹn để kiểm tra theo dõi sự lành xương.

2. Chương trình phục hồi chức năng cơ bản.                                             

2.1.Tuần đầu: bao gồm

  • Tập luyện hàng ngày
  • Lúc lắc cánh tay. Trong bài tập này người tập cong người về trước tay lành lựa trên ghế hay bàn, thả lỏng tự do tay bên đau, nhẹ nhàng xoay cánh tay theo 1 vòng tròn nhỏ, cố gắn xoay theo chiều và ngược chiều kim đồng hồ.
  • Tập sức mạnh cằm nắm: bóp 1 quả bóng nhỏ như banh tennis với lực nhẹ nhàng nhưng nhiều lần trong ngày.
  • Bài tập co cơ đẳng trường: trong bài tập này tập co cơ nhưng không chuyển động cánh tay. Có nhiều bài tập cơ khác nhau như:
    1. Tâp co cơ tam đầu: cơ tam đầu nằm sau cánh tay động tác duỗi khuỷu.cách tập: đặt cằng tay đau lên bàn với khuỷu gấp 90 độ, nằm chặt bàn tay đè xuống bàn như đấp xuống bàn, khi đó cánh tay không di chuyển nhưng cơ tam đầu đang co.
    2. Tập cơ chóp xoay: chóp xoay thường bị chấn thương khi vai bị chấn thương, bài tập xoay trong xoay ngoài đẳng trường  thường được chỉ định nhằm tăng cường sức mạnh chóp xoay. 
      cách tập là bệnh nhân đứng dọc tường với khuỷu gấp 90 độ, tạo lực từ cẳng tay đè mạnh vào tường mà không di chuyển vai, giữ trong vòng 5 giây, lâp lại và đổi bên với tường bên trong cằng tay.
  • Tập khớp vai đằng trường. tương tự như trên bạn cũng có thể tập dạng vai khép vai đưa trước đưa sau với cánh tay sát thân người.
  • Trong tuần này chuyên gia vật lý trị liệu cho bạn cũng có thể tập cho bạn các mô mềm bị tổn thương như rách kéo giãn..

2.2.Tuần 2-4:

  • Giai đoạn này tiếp tục điều trị mô mềm bị tổn thương,
  • Bắt đầu nhẹ nhàng tập các bài tập bò tường hay kéo ròng rọc để cải thiện biên độ vận động khớp vai, khi bò tường thực hiện bài tập đơn giản bằng các đầu ngón tay với biên độ không gây đau vai, tâp từ từ tăng dần từng chút một.
  • Bắt đầu các bài tập khớp khuỷu cổ tay gấp duỗi thẳng.

2.3.Tuần 4-8:

  • Nếu xương lành tiến triển tốt bạn có thể thực hiện gia tăng biên độ tập luyện, và tập tăng mạnh sưc cơ.
  • Bài tập biên độ vận động khớp vai tiếp tục nhưng giai đoạn này bạn có thể thêm lực đối kháng nhẹ với dây thun hay tạ với mức độ giới hạn đau, khớp vai cần nên tránh nâng vai, xoay hay bài tập vận động vai.

2.4.Tuần 8-12:

  • Trong giai đoạn này tập hết biên độ vận động khớp vai
  • Bài tập tăng sức mạnh cơ tiếp tục nhưng không mang vật nặng, tập tâng sức bền cơ với tạ nhẹ nhưng lập lại nhiều.

2.5.Tuần 12-16

  • Bạn có thể thực hiện các bài tập tích cực sức mạnh cơ nhưng hãy ngưng tập khi thấy đau hay không vững khớp vai.
  • Bắt đầu các bài tập kỹ năng chuyên biệt.
  • Trở về tập luyên thể thao và thi đấu khi kiểm tra chức năng đủ khỏe và mềm dẻo như bên không đau.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

15 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Ngà
Ngà
6 năm trước

Em bị gãy xương đòn vai phải2 tháng bác sỉ bảo rằng em khong cần mỏ chỉ nẹp đai số 8 xương nhanh có thể 3 tháng đến 6 tháng xương chạm 9 tháng đến 12 hiện giờ em không có bị đau gi nhưng đua tay qua đầu vẵn được liệu em liền xương em có thẻ làm nhửng cong việc nặng như trước được không ạ mông bác sị phản hồi giúp e e cám ơn

Phạm Việt Tùng
Phạm Việt Tùng
7 năm trước

Kính thưa Bác sỹ! Tôi bị gãy 1/3 xương đòn bên trái khá lâu vào tháng 2/2017, tuy nhiên vào thời điểm đó do điều kiện công tác nên không để ý và băng bó điều trị. Đến nay vào khoảng cuối tháng 4 tôi có đi chụp hình lại thì xương đã “can” như hình chụp gửi đính kèm. Xin hỏi bác sĩ như vậy có nên mổ nắn lại hay băng bó, tập luyện như thế nào để không ảnh hưởng sức khỏe. Rất mong lời khuyên của Bác sỹ vì lý do công việc tôi không có… Đọc tiếp »

Hieu hoang
Hieu hoang
7 năm trước

Thưa bác sĩ e đã bị rạn xương đòn 1/2 bác sĩ yêu cầu đeo đai, thời gian được hai tháng chụp xem lại thì sương đã gẫy can lệch trùng vào tầm o, 2cm .Xin hỏi bác sĩ như vậy có nên mổ nắn lại không để vậy ảnh hưởng sức khỏe không cảm ơn bác sĩ

Nga
Nga
6 năm trước
Trả lời  Hieu hoang

A lamh chua

Lê Thị Như Ý
Lê Thị Như Ý
8 năm trước

Chào bác sĩ ! Khoảng 2 tuần trước cháu bị té xe và gãy xương đòn trái. Do còn non nên bệnh viện cho cháu về nhà đeo đai số 8 lành tự nhiên. Mà về nhà cháu vẫn bâng khuâng nên giữ vai như thế nào lúc ngủ và lúc nằm ngửa cho đúng cách để mau lành phần xương. Bác sĩ giúp cháu với !

lê thị thu phương
lê thị thu phương
8 năm trước

Bác sĩ em có bị gãy 1/2 xương đòn bên tay phải đeo đai số 8 đc 1 tháng sau đó cỡ 2-3 tuần sau em có triệu chưng di lệch nhô xương lên 1 gí? V bh em phải làm sao ạ?

Giáp
Giáp
8 năm trước

Chào bác sĩ!
E bị gãy xương đòn 1/2 R phải
Đã đc 1 tháng
Em để lành tư nhiên đeo dai số 8
Sau 1 tháng e đi khám thì thấy vai phải bên gãy
Cao hơn
Vậy có sao ko bác sĩ và cách tập ra sao để vay trở lại bình thương.