Phục hồi chức năng lao phổi

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG LAO PHỔI

I.ĐẠI CƯƠNG

Lao phổi là thể bệnh gặp nhiều nhất trong bệnh học lao, chiếm 80% trong số bệnh lao, là nguồn lây vi khuẩn cho những người lành nhiều nhất.

Bệnh cảnh lâm sàng của lao phổi rất đa dạng và thường diễn biến mạn tính, chủ yếu do vi khuẩn lao người (M.Tuberculosis Hominis). Lao phổi thường hay bắt đầu từ vùng đỉnh phổi và vùng dưới đòn.

II.CHẨN ĐOÁNimages

1.Các công việc chẩn đoán

1.1. Hỏi bệnh

– Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc do lao: mệt mỏi, kém ăn, gầy sút, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi, da xanh…

– Tìm hiểu yếu tố nguy cơ: tiếp xúc với người bị bệnh lao, sử dụng corticoid kéo dài, đái tháo đường…

1.2. Khám lâm sàng và lượng giá chức năng

* Thời kỳ bắt đầu

– Triệu chứng cơ năng

+ Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc: mệt mỏi, gầy sút, sốt nhẹ về chiều tối, ra mồ hôi về đêm, da xanh…

+ Ho, khạc đờm nhầy, màu vàng nhạt. Có thể có ho ra máu ít, có đuôi khái huyết

+ Đau ngực.

+ Khó thở: Khi có tổn thương phổi lan rộng.

– Triệu chứng thực thể

+ Các dấu hiệu thường nghèo nàn.

+ Có thể thấy rì rào phế nang giảm ở vùng đỉnh phổi hoặc liên bả vai cột sống.

+ Nghe thấy ral nổ cố định ở một vị trí là dấu hiệu có giá trị.

* Thời kỳ toàn phát

– Triệu chứng lâm sàng ở thời kỳ khởi bệnh nặng dần lên.

– Bệnh nhân đến muộn có thể thấy lồng ngực bên tổn thương bị lép.

– Vùng đục của tim bị lệch sang bên tổn thương.

– Nghe có ral nổ, ral ẩm, tiếng thổi hang.

1.3. Các xét nghiệm cận lâm sàng

– Xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán bệnh lao phổi.

– XQuang phổi qui ước:

+ Hình ảnh thâm nhiễm.

+ Hình ảnh nốt đường kính 5-10mm.

+ Hình ảnh hang.

Có thể thấy hình ảnh tổn thương XQ phối hợp.

– CT ngực: phát hiện tổn thương sẽ chính xác hơn.

– Xét nghiệm máu:

+ Bạch cầu thường không tăng, tỷ lệ Lympho tăng, VSS tăng.

+ Kháng thể kháng lao ở trong máu để góp phần chẩn đoán lao phổi khi không tìm thấy vi khuẩn lao trong đờm.

– Phản ứng Mantoux: thường (+) ở mức độ trung bình.

– Đo chức năng hô hấp: khi diện tích phổi tổn thương rộng.

– Điện tâm đồ: chỉ có P phế khi tổn thương lao mạn tính.

2.Chẩn đoán xác định

– Soi kính trực tiếp có vi khuẩn lao trong đờm:

+ Có tối thiểu 2 tiêu bản AFB (+) từ 2 mẫu đờm khác nhau.

+ Tiêu bản AFB (+) kết hợp hình ảnh tổn thương nghi lao trên XQ.

+ Tiêu bản AFB (+) kết hợp nuôi cấy có vi khuẩn lao.

– Soi kính trực tiếp không có vi khuẩn lao trong đờm khi không tìm AFB: dựa trên lâm sàng, XQ, nuôi cấy trong môi trường khác hoặc các kỹ thuật khác: PCR, ELISA, BACTEC.

3.Chẩn đoán phân biệt

– K phế quản nguyên phát: có hội chứng cận ung thư, nội soi phế quản, sinh thiết xuyên thành ngực dưới hư ớng dẫn CT – Scanner để chẩn đoán xác định.

– Viêm phổi cấp do vi khuẩn khác.

– Viêm phổi do vi rút.

– Giãn phế quản.

– Nấm phổi.

– Bệnh bụi phổi.

4.Chẩn đoán nguyên nhân

– Vi khuẩn lao người (Mycobacterium Tuberculosis Hominis), trong đó có những chủng kháng thuốc trước điều trị.

– Vi khuẩn lao bò (Mycobacterium Bovis).

– Vi khuẩn lao Châu Phi (Mycobacterium Africanum) thường kháng với Thiacetazone (TB1).

– Nhóm VI ngoài lao, đa số là vô hại nhưng hiện nay do đại dịch HIV/AISD mà tạo ra một bước đột biến đáng kể, trong đó nổi bật lên Mycobacterium Avium.

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1.Nguyên tắc phục hồi chức năng vàđiều trị

– Giải thích để người bệnh hiểu biết về bệnh, tin tưởng vào khả năng điều trị và bớt lo lắng buồn phiền.

– Người bệnh phải nghỉ ngơi hoàn toàn 2-3 tháng, ở nơi thoáng khí và đủánh sáng. Bệnh ổn định có thể vận động nhẹ nhàng, thể dục buổi sáng và trước khi ngủ.

– Tăng cường vệ sinh cá nhân, mang khẩu trang khi tiếp xúc với ngư ời khác. Tạo điều kiện yên tĩnh cho giấc ngủ người bệnh. Chế độ ăn uống bồi dưỡng.

2.Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng

– Các dạng lao phổi cấp tính (lao thâm nhiễm, lao kê…) là những chống chỉ định của Vật lý trị liệu. Người bệnh khái huyết hoặc phổi có hang cần tránh tập thở để phổi nghỉ ngơi.

– Khi hết sốt, hết khạc đờm và đang được điều trị duy trì bằng thuốc chống lao, người bệnh có thể tập luyện điều độ để cải thiện thể lực. Chương trình tập gồm: vận động thân thể nhẹ nhàng, tập thở, hoạt động trị liệu.

– Nếu có chỉ định phẫu thuật, Vật lý trị liệu có vai trò rất quan trọng.

+ Giai đoạn trước phẫu thuật, vận động trị liệu giúp người bệnh gia tăng thông khí, làm sạch các xuất tiết, tạo di động các khớp của lồng ngực, cột sống, đai vai, giữ tư thế tốt.

+ Giai đoạn sau phẫu thuật, người bệnh được hướng dẫn các phương pháp Vật lý trị liệu nhằm tránh các biến chứng phổi và tuần hoàn; tận dụng chức năng vùng phổi lành, làm giãn nở trở lại các vùng phổi xẹp; tống thải đờm dãi; gia tăng tính di động của khớp đai vai, lồng ngực và cột sống; tránh biến dạng xấu ảnh hưởng đến hô hấp; giúp người bệnh phục hồi sau mổ tới mức tốt nhất có thể được trong thời gian ngắn.

– Để đạt được mục đích trên, vận động hô hấp trị liệu sử dụng các phương thức như: dẫn lưu tư thế, vỗ và rung lồng ngực, tập ho có hiệu quả, thở cơ hoành, thở ngực và tập thư giãn.

– Với sự hướng dẫn của kỹ thuật viên, người bệnh được tập chương trình cá nhân, theo nhóm và chương trình tại nhà khi ra viện.

3.Các điều trị hỗ trợ khác

– Các phác đồ điều trị lao.

– Phẫu thuật: Lao kháng thuốc, u lao có tổn thương khu trú, chức năng phổi tốt.

– Miễn dịch trị liệu: Lao phổi có vi khuẩn kháng thuốc + có rối loạn miễn dịch của cơ thể.

– Nâng cao thể trạng.

IV.THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

– Theo dõi diễn biến của triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm trong đó xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong đờm là quan trọng nhất: sự âm hóa của vi khuẩn trong đờm là yếu tố cơ bản đánh giá.

– Theo quy định của chương trình chống lao quốc gia, xét nghiệm đờm vào tháng 2 (hoặc 3), tháng 5, tháng 7 (hoặc 8) trong quy trình điều trị.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận