PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỔN THƯƠNG THẦN KINH QUAY
Trích: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của chuyên ngành Phục hồi chức năng 2014 của Bộ y tế: Số 3109/QĐ-BYT
I. ĐẠI CƯƠNG
Thần kinh quay là nhánh tận lớn nhất của đám rối thần kinh cánh tay, xuất phát từ bó sau, được hợp bởi các sợi thần kinh từ rễ C6, C7, C8 và có thể cả T1. Thần kinh quay chi phối vận động cho các cơ duỗi và ngữa ở cánh tay, cẳng tay và chi phối cảm giác cho mặt sau cánh tay, cẳng tay và nửa ngoài mu tay.
Trong số 3 thần kinh lớn ở chi trên là quay, trụ và giữa thì bệnh lý thần kinh quay do nguyên nhân chèn ép ít gặp hơn. Tuy nhiên, thần kinh quay thường bị tổn thương hơn trong những trường hợp chấn thương vùng cánh tay, đặc biệt là gãy xương. Gãy xương cánh tay, đặc biệt là gãy 1/3 giữa xương cánh tay, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tổn thương thần kinh quay. Thần kinh quay có thể bị liệt ngay khi chấn thương hoặc thứ phát sau đó do thủ thuật nắn chỉnh xương hoặc do can xương đè ép trong giai đoạn muộn. Ở vùng cánh tay, 2 nguyên nhân hay gặp khác của liệt thần kinh quay là “Hội chứng tối Thứ Bảy” và đi nạng nách không đúng kỹ thuật gây chèn ép thần kinh quay ở đoạn cao. Ở vùng cẳng tay, có 2 hội chứng dẫn liên quan đến liệt thần kinh quay do bị đè ép là “Hội chứng thần kinh gian cốt sau” và “Hội chứng đường hầm thần kinh quay”, trong đó hội chứng thần kinh gian cốt sau thường gặp hơn. Liệt thần kinh quay ở đoạn này chỉ ảnh hưởng đến vận động của cổ tay và bàn tay. Ngoài ra, thần kinh quay có thể bị tổn thương ở bất cứ đoạn nào trên đường đi của nó do vết thương gây ra bởi hung khí hay đạn bắn. Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương mà lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, bảo tồn hay phẫu thuật. Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng thần kinh quay bị tổn thương phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp điều trị được lựa chọn.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Các công việc của chẩn đoán
1.1. Hỏi bệnh
+ Lý do vào viện: rối loạn cảm giác? liệt? teo cơ? ,…
+ Bệnh sử: thời gian xuất hiện bệnh, triệu chứng đầu tiên, tính chất triệu chứng, chẩn đoán và điều trị cũ, tiến triển của bệnh, tình trạng hiện tại
+ Tiền sử: đặc điểm nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt, tiền sử chấn thương,…
1.2. Khám và lượng giá chức năng:
* Khám:
– Quan sát:
+ Dấu hiệu “bàn tay rũ cổ cò”
+ Tình trạng teo cơ, rung thớ cơ phía tay bên liệt so với bên lành trong giai đoạn muộn của bệnh.
– Khám vận động:
+Cơ lực: liệt hoặc yếu các nhóm cơ do thần kinh quay chi phối bao gồm các cơ duỗi khuỷu, ngữa cẳng tay, duỗi cổ tay và duỗi các ngón. Vị trí tổn thương thần kinh quay càng cao thì số cơ bị liệt càng nhiều.
+Trương lực cơ: giảm
– Khám cảm giác: mất hoặc giảm cảm giác mặt sau cánh tay, cẳng tay và mặt ngoài mu tay. Vị trí tổn thương thần kinh quay càng cao thì vùng mất cảm giác càng rộng. Ở bệnh nhân bắt đầu hồi phục thần kinh sau chấn thương có thể có tình trạng tăng cảm giác.
– Khám phản xạ: mất hoặc giảm phản xạ gân cơ tam đầu cánh tay và phản xạ trâm quay.
* Lượng giá chức năng:
Lượng giá chức năng chi trên của bệnh nhân bằng bộ câu hỏi DASH (Disabilities of Arm, Shoulder and Hand). Bộ câu hỏi này được dùng để đánh giá khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày có sử dụng tay và mức độ ảnh hưởng của tay bệnh đến công việc và các hoạt động thể thao, nghệ thuật. Bệnh nhân trả lời các câu hỏi dựa vào các hoạt động thực tế của họ trong 1 tuần trước đó. Mỗi hoạt động sẽ được cho điểm từ 1 đến 5 tùy vào mức độ khó khăn khi thực hiện hoạt động đó. Sử dụng công thức cho sẵn để tính chỉ số DASH, từ đó lượng giá được mức độ giảm khả năng sử dụng chi trên của bệnh nhân.
1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng:
– X-quang: giúp phát hiện gãy xương, can xương hoặc u xương gây chèn ép thần kinh quay.
– MRI: trong một số trường hợp, MRI giúp phát hiện một số tổ chức không cản quang gây chèn ép thần kinh quay (u mỡ, u hạch, phình mạch,…)
– Khảo sát chẩn đoán điện: điện cơ đồ (EMG) và khảo sát dẫn truyền thần kinh giúp xác định thần kinh bị tổn thương, định khu vị trí tổn thương và giúp theo dõi quá trình hồi phục của thần kinh quay. Thường kết quả khảo sát chẩn đoán điện vẫn bình thường trong giai đoạn sớm của bệnh.
2. Chẩn đoán xác định
– Liệt các nhóm cơ do thần kinh quay chi phối: duỗi khuỷu, ngữa cẳng tay, duỗi cổ tay, duỗi các ngón. Dấu hiệu “bàn tay rũ cổ cò”.
– Mất cảm giác mặt sau cánh tay, cẳng tay, mặt ngoài mu tay.
– Mất phản xạ gân cơ tam đầu cánh tay, phản xạ trâm quay.
– Kết quả khảo sát chẩn đoán điện phù hợp với tổn thương thần kinh quay.
3. Chẩn đoán phân biệt
– Bệnh lý cột sống cổ gây chèn ép rễ C6, C7
– Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay
– Một số bệnh lý khác của não hoặc tủy sống có gây liệt chi trên. Ví dụ: tổn thương vỏ não hồi trước trung tâm, bệnh xơ cứng cột bên teo cơ,…
4. Chẩn đoán nguyên nhân
– Tổn thương thần kinh quay đoạn từ nách đến khuỷu:
+ Gãy xương cánh tay mới hoặc cũ
+ Hội chứng liệt tối Thứ Bảy
+ Đi nạng nách không đúng kỹ thuật
+ Hạch nách, phình mạch chèn ép
– Tổn thương thần kinh quay đoạn từ khuỷu đến cổ tay:
Thường gặp “Hội chứng thần kinh gian cốt sau” do nhánh gian cốt sau của thần kinh quay bị đè ép bởi một số nguyên nhân sau:
+ Gãy xương, can xương, trật đầu trên xương quay
+ U mỡ, u xơ thần kinh, u tế bào Schwan, dị dạng động tĩnh mạch gây đè ép
+ Nghề nghiệp liên quan đến các hoạt động sấp ngữa liên tục cẳng tay như nhạc trưởng, người đánh đàn violin,…
III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị
– Tổn thương thần kinh quay nói riêng và thần kinh ngoại biên nói chung được chia thành 3 mức độ nặng khác nhau theo Seddon. Thái độ xử trí phụ thuộc nhiều vào mức độ tổn thương:
+ Độ 1: Điều trị bảo tồn. Thường hồi phục hoàn toàn.
+ Độ 2: Điều trị bảo tồn là lựa chọn ban đầu. Nếu không có dấu hiệu phục hồi thần kinh sau một thời gian điều trị thì nghĩ đến phẫu thuật thăm dò và điều trị. Thường bệnh nhân hồi phục không hoàn toàn.
+ Độ 3: Phẫu thuật là bắt buộc. Thần kinh sẽ không hồi phục nếu không được phẫu thuật nối thần kinh. Quá trình phục hồi phụ thuộc nhiều vào phương pháp phẫu thuật và khả năng tái phân phối thần kinh sau phẫu thuật.
2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
– Giai đoạn cấp: ngay sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật
+ Bất động chi tổn thương: thời gian tùy thuộc vào tình trạng tổn thương và phương pháp phẫu thuật
+ Vận động: tần suất và cường độ tập cũng phụ thuộc vào tình trạng tổn thương và phương pháp phẫu thuật
+ Mang máng thần kinh quay: nhằm dự phòng biến dạng co rút “rũ cổ cò”
+ Tư vấn cho bệnh nhân biết cách bảo vệ an toàn cho vùng thương tổn, đặc biệt là sau phẫu thuật nối thần kinh. Tránh gây tổn thương cho vùng chi bị mất cảm giác.
– Giai đoạn hồi phục: khi có dấu hiệu tái chi phối thần kinh
+ Tái rèn luyện vận động: tập mạnh cơ theo chương trình tăng tiến
+ Giảm tình trạng tăng cảm giác: quá trình tái chi phối thần kinh thường đi kèm với tình trạng tăng cảm giác. Cho bệnh nhân tiếp xúc với nhiều vật làm bằng chất liệu khác nhau để giảm tình trạng trên.
+ Tái rèn luyện cảm giác: giúp bệnh nhân học cách nhận biết đồ vật khi sờ.
– Giai đoạn mãn tính: quá trình tái chi phối thần kinh đã đạt đỉnh, một số chức năng vận động và cảm giác không còn khả năng phục hồi thêm được nữa.
+ Tiếp tục sử dụng dụng cụ chỉnh hình để dự phòng co rút gân cơ.
+ Sử dụng dụng cụ trợ giúp cho chi trên trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
+ Dự phòng tổn thương cho vùng chi bị giới hạn vận động và cảm giác.
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
– Trong quá trình điều trị, cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu tái chi phối thần kinh về vận động cũng như cảm giác để có thái độ xử trí thích hợp.
– Sau khi ra viện, bệnh nhân cần được tái khám định kỳ để đánh giá mức độ tái chi phối thần kinh, thay đổi chương trình tập luyện phục hồi chức năng theo từng giai đoạn, cũng như để phát hiện những tình trạng không mong muốn như co rút gân cơ, biến dạng chi.
Em bị cứng khớp ngón tay út sau phẫu thuật đứt gân gấp, cho em hỏi nếu điều trị không cần phẫu thuật giải phóng khớp thì phảo tập như thế nào?
Em cảm ơn
CHào bạn. Bạn cần đến viện có khoa phục hồi chức năng để được khám và tư vấn. Bác sỹ sẽ đánh giá mức độ dính của bạn, và sau đó đưa ra chương trình tập phù hợp. Đứt gân không nên tập tại nhà. Thân ái
Chào Bác Sĩ! Mòng bác sĩ chuẩn đoán giùm bệnh lí hiện tại của tôi, năm tôi 19 tuổi có bị ngã và chống tay, sau chỗ cổ tay bị sưng đau, tôi nghĩ chắc ko có vấn đề gì nên ko đi khám, mấy ngày sau thì tay hết sưng nhưng kể từ đó tôi ko cầm viết viết được, khoảng 1 năm sau đó thì tôi ko cầm đc những đồ vật nhỏ, ngay cả dao cũng không cầm được, năm 2010 tôi có đi khám ở Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hà Nội đã làm hết các… Đọc tiếp »
Chào bạn. Đôi khi thương tổn không đo đạc được bằng máy móc, nhưng rõ ràng bạn đang có vấn đề về vận động bàn ngón tay. Theo tôi, bạn nên đến trung tâm Phục hồi chức năng để được khám và tập luyện hợp lý. Thân ái
Bac suy cho e hoi tự nhien e bi liet dây thầnh kinh quay tay ru co go cach day đã 3thang rui co đi chị nhung bac suy khong cho uong thuot h tay e van vay xin hoi bac suy h e phai đi chị ở đau va uong thuot dì xin chả loi ngay dum e
Chào bạn. Nếu bạn tự nhiên bị, mà đã 3 tháng, bạn nên đến viện để bs kiểm tra lại nguyên nhân cho bạn. Có thể một số trường hợp bị chèn ép dây thần kinh (nếu không do chấn thương). Và thường 3 tháng, thì bs kê thuốc cho bạn cũng không giải quyết được gì, nếu không tìm ra nguyên nhân. Thân ái
Chào bác sĩ.
Em nay 32 tuổi. Cũng đang bị thần kinh tay quay. Bệnh tự dưng bị
Lúc đầu thấy đâu nhẹ ngay bắp tay khoản 1 tuần chuyển xuống tê ngón cái và ngón trỏ xong rủ cổ cò không dủi ngón tay đươc. Đi khám bác sĩ cho uốn thuốc nhưng gần 2 tháng vân thấy chưa tiến triển gì nhờ bác si tư vấn em với ạ
Chào bạn. Thương tổn thần kinh là một thương tổn khó, không biết bạn đã đến khám và điều trị theo đơn bệnh viện nào. Theo tôi, tốt hơn bạn nên đến tuyến cao hơn để khám và điều trị. Nếu có thương tổn thực thể, bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp điều trị giải quyết nguyên nhân đó. Lúc đó, mới có cơ hội phục hồi. Thân ái
Chào bác sĩ.. e xin hỏi là em bị tai nạn giao thông đứt thần quay cánh cẳng tay ạ..bac sĩ mổ cho em nói đứt thần kinh làm 3 đoạn..e đi phục hồi chức năng 3 tháng..co châm cứu kết hợp..đi làm điện cơ vẫn bị gián đoạn.. hiện tại tay e duỗi bình thường nắm tay dc duỗi các ngón tạm được ạ còn chưa ngửa dc cổ tay và ngón cái chưa xoay dc hết.. thi thoảng trong khi ngủ e thấy vết thương còn cắn nhức ở trong là dấu hiệu gì ạ? Liệu tay e… Đọc tiếp »
Chào bạn. Bạn nói thân kinh của bạn bị đứt, không biết bs đã phẫu thuật nối lại cho bạn chưa? Thời gian phục hồi thần kinh phụ thuộc nhiều yếu tố, bạn có thể tham khảo thêm tại đây https://www.chamcuutainha.com/thoi-gian-phuc-hoi-sau-noi-day-than-kinh-ngoai-vi/ Với trường hợp của bạn, bạn cần tích cực tập luyện, để cơ hạn chế teo, và phục hồi thần kinh tốt hơn. Và bạn cũng nên đeo nẹp cẳng tay H5 của Orbe để cổ tay của bạn không bị rũ xuống quá mức. Sau 1 năm, nếu không cải thiện, bạn có thể tham khảo phương pháp… Đọc tiếp »
Chào bác sĩ. E bị mu bàn tay trái không nhấc lên đc. Hơn 20 ngày rồi. Đến bệnh viện 1A lý thường kiệt đo điện cơ thì bác sĩ ở đó bảo e là bị chẹo dây thần kinh quay tay trái. bác sĩ có cho thuốc uống 8 ngày nhưng không thấy thuyên giảm.Vậy cho e hỏi hướng điều trị như thế nào cho mau khỏi.
Chào bạn, không biết bạn tự nhiên bị, hay có chấn thương gì. Thông thường, thời gian phục hồi kéo dài khoảng vài tháng. Trong thời gian đó, bạn cần đeo nẹp cẳng tay H5 của Orbe để cổ tay của bạn không bị rũ xuống quá mức. Bạn cũng nên đến tập Phục hồi chức năng để thương tổn được hồi phục tốt nhất. Thân ái
E tự nhiên bị..e có đi vật lý trị liệu khoảng hơn 20 ngày nay.nhưng ở đó không bắt phải đeo nẹp cẳng tay gì hết. Nhưng giờ tay trái e không cảm thấy đau nữa mà tay phải thì lại nhức. Ngủ đêm tới sáng là tay phải nó bị rút lại xoa bóp 1 hồi mới khỏi.giơ bác sĩ cho e hỏi e phải làm gì . Uống thuốc nào vì ở chổ vật lý trị liệu e điều trị không cho e dùng thuốc gì hết
Chào bạn. Theo tôi bạn nên đến khám chuyên khoa thần kinh trước khi điều trị vật lý trị liệu. Thân ái
Chào Bác sĩ, tay cháu bị liệt thần kinh quay cách đây 3 tháng, bác sĩ mổ nói bị giãn dây thần kinh, kết quả điện cơ ở bệnh viện bạch mai là tổn thương không hoàn toàn thần kinh quay. Hiện tại, cổ tay đã nâng được lên cao nhưng còn yếu, các ngón tay chưa duỗi được. Tình trạng bệnh của cháu phục hồi như nào rồi? Cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn. Như bạn nó thì tay bạn đã hồi phục rồi đó. Bạn cần kiên trì tập luyện để cơ tay khỏe lên. Và bạn nên đeo nẹp cẳng tay H5 của Orbe để cổ tay của bạn không bị rũ xuống. Thân ái
Bác sĩ cho cháu hỏi, cháu bị cứng khớp ở khuỷu tay, cháu gãy tay đã đc 3 tháng, làm sao để hết cứng khớp? Cảm ơn Bác sĩ!
Chào bạn. Cứng khớp khuỷu tay sau gãy có nhiều yếu tố. Trong đó co cứng cơ, co rút gân cơ dây chằng, nhưng nếu không có thương tổn gần khớp hoặc tại diện khớp, thì hồi phục sẽ tốt hơn. Do vậy, bạn nên đến viện để bác sỹ kiểm tra cho bạn, lúc đó sẽ có lời khuyên tốt hơn. Thân ái
Chào bs, cho cháu hoi.
Theo như môt số bài viết cháu tiềm hiểu trên mạng thì tay phải cháu bị liệt dây thần kinh quay ( bệnh rũ cổ cò ) 2 ngày r ( do lúc ngủ kê tay dưới đầu để ngủ ).. Bs tư vấn biện pháp điều trị cho cháu với, hiên cháu đang điều trị bên bằng cách châm cứu, bấm huyệt va sắc thuốc uống như vậy co hiệu quả ko ak.
Chau xin cảm ơn!
Chào bạn. Theo mô tả, bạn bị căng giãn thần kinh. Hiện tại, bạn nên đeo nẹp cẳng tay H5 của Orbe để cổ tay của bạn không bị rũ xuống. Uống thêm thuốc chống viêm giảm phù nề, tăng dẫn truyền thần kinh như Medrol, Nucleo, Vitamin 3B, … Châm cứu cũng nên châm có liệu trình, và có thời gian nghỉ, điện châm cường độ, và tần số thấp. Thời gian phục hồi sẽ phải có thời gian, nên bạn cần tích cực tập luyện. Ngoài ra, bạn cần khám chuyên khoa thần kinh để đc bs kê… Đọc tiếp »
Tay cháu bị liệt thần kinh quay, bác sĩ mổ bảo cháu bị giãn dây thần kinh, điện cơ ở bệnh viện Bạch Mai là bị tổn thương không hoàn toàn thần kinh quay.
Hiện tại 3 tháng tay, cổ tay cháu đã nâng lên được. Bác sĩ cho cháu hỏi thời gian phục hồi là bao lâu?
Chào bạn. Như bạn nó thì tay bạn đã hồi phục rồi đó. Bạn cần kiên trì tập luyện để cơ tay khỏe lên. Và bạn nên đeo nẹp cẳng tay H5 của Orbe để cổ tay của bạn không bị rũ xuống. Thời gian phục hồi với tình trạng căng giãn thần kinh sẽ chậm hơn phù nề thần kinh. Có thể của bạn sẽ phải kéo dài tới hơn 6 tháng. Do vậy bạn không nên lo lắng, mà cần phải tích cực tập luyện. Thân ái