PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRẬT KHỚP KHUỶU
Trích: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của chuyên ngành Phục hồi chức năng 2014 của Bộ y tế: Số 3109/QĐ-BYT
I. ĐẠI CƯƠNG
– Trật khớp khuỷu hay gặp, đứng hàng thứ 3 sau trật khớp vai và trật khớp ngón tay.
– Trật khớp khuỷu chiếm 20-25% tổng số trật khớp. Đây là loại trật phổ biến nhất ở trẻ em trên 5 tuổi.
– Ở người trẻ dưới 20 tuổi trật khớp hay gặp 7 lần nhiều hơn trật khớp vai.
– Ở trật khớp trẻ em trật khớp khuỷu chiếm 68%, khớp vai chiếm 2%. Trật khớp khuỷu chiếm 28% tổn thương khuỷu.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Các công việc của chẩn đoán
1.1. Hỏi bệnh
– Thơì gian bị chấn thương gây ra trật khớp khuỷu
– Nguyên nhân gây ra trật khớp khuỷu
– Bệnh nhân đã được điều trị bảo tồn bằng bột sau khi bị trật khớp mới hay sau phẫu thuật trật khớp cũ.
– Thời gian bệnh nhân được tháo bỏ bột hay dụng cụ kết hợp xương
– Vận động và cảm giác của khớp vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay
1.2. Khám và lượng giá chức năng
– Khám tình trạng sưng nề, biến dạng và rối loạn dinh dưỡng tại khớp, cơ vùng khớp vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay
– Đo tầm vận động khớp vai, khớp khuỷu, cổ tay.
1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sang: Chụp Xquang vùng khớp khuỷu bên tổn thương
2. Chẩn đoán xác định
– Bệnh nhân có tiền sử chấn thương vùng khớp khuỷu
– Bệnh nhân đang được điều trị bảo tồn bất động bằng vùng khớp khuỷu
– Bệnh nhân đang được điều trị phẫu thuật kết hợp xương
– Bệnh nhân bị hạn chế tấm vận động
– Bệnh nhân có thể có teo cơ, yếu cơ vùng cánh cẳng, bàn tay.
– Chụp phim Xquang có hình ảnh tổn thương cũ xương cánh tay
3. Chẩn đoán phân biệt
– Trật khớp khuỷu có kèm theo gãy mỏm trên lồi cầu trong: Mảnh gãy hay bị kẹt vào khớp.
– Trật khớp khuỷu có kèm theo gãy mỏm vẹt
– Trật khớp khuỷu có kèm theo gãy chỏm xương quay
4. Chẩn đoán nguyên nhân: Ngã chống tay ở tư thế duỗi
III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị
– Giảm đau
– Phục hồi tầm vận động của khớp
– Phòng ngừa cứng khớp, biến dạng…
– Chống teo cơ và loạn dưỡng tại khớp.
2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
Nếu không kèm gãy xương
– Điện trị liệu
– Nhiệt lạnh trị liệu sau đó nhiệt nóng trị liệu
– Sau khi hết sưng nề thì tập vận động khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, ngón tay.
Nếu kèm gãy xương
– Tư thế trị liệu: Nâng cao tay
– Sau 2 tuần tập tăng tầm độ khớp vai và khớp khuỷu nhẹ nhàng bằng chủ động trợ giúp tay kỹ thuật viên hoặc dàn treo, tập chủ động cử động khớp khủy, cổ tay, ngón tay
– Sau 1 tháng: Có thể áp dụng kỹ thuật giữ nghỉ đối với khớp, có thể cho đề kháng khớp vai, tùy theo bậc cơ của người bệnh.
– Hướng dẫn chương trình điều trị tại nhà: Tập chủ động cử động khớp khuỷu, cổ tay, ngón tay
3. Các điều trị khác
– Các thuốc giảm đau nhóm non- steroids
– Các thuốc tái tạo kích thích liền xương nhanh: Calcitonin, Biphosphonat, Calcium…
– Các thuốc giảm đau thần kinh nếu có đau thần kinh.
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
– Bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng đau, teo cơ, yếu cơ hoặc sự hạn chế tầm vận động của khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay.
– Hẹn tái khám khi bệnh nhân đau lại hoặc đau tăng lên.
cho cháu hỏi .cháu bị gãy xuong ơ gan khuỷu tay hien nay da hon 3 tháng hiện tại khuỷu tay phải của cháu k cơ va duối được cho lo sẽ thành tật ..gần đây cháu đi chụp x-quang o trị trấn thì bác sĩ lại nói là xuong của cháu bị sai vị trí cua xuong quay nên van đề sấp và ngửa bàn tay la k thể .và ở khuỷu thì bác sĩ nói bị dính hoàn toàn .theo bác sĩ tay chau co thể chữa trị và phục hồi đưôcj k ạ
Chào bạn. Theo tôi, với tình trạng phim xquang trên bạn nên đến viện có khoa phẫu thuật chỉnh hình để được khám và tư vấn điều trị lại. Trân trọng
Chào bác sỹ,con cháu 3 tuổi bị ngã ngày 12/9 đi chụp xquang bác sỹ nói bị rạn xương khuyur tay phai và cho bó bột đến nay đã tháo bột tay cháu không xưng và cử đọng tốt nhưng tay cong dưới 30 độ khi dang ngang long bàn tay sấp, tay không gấp nhỏ hơn 60 đọ được. Cháu có phải bị trật khớp không mà cong vẹo vậy? Nếu phải thì cháu có nên đi nắn lại ngay và bó lá không? Mong hồi âm từ bác sỹ sớm, cám ơn bác!
Chào bạn. Nếu bạn gửi thêm phim Xquang chụp xương của cháu tôi tư vấn sẽ dễ hơn. Nếu cháu gấp duỗi bình thường, nhưng không hết tầm vận động như bên kia, thì đó không phải trật khớp. Thông thường, khi chấn thương khớp khuỷu (chấn thương phần mềm, hoặc gãy xương…) sau khi hết giai đoạn cấp, khớp khuỷu sẽ hạn chế vận động gấp duỗi. Nguyên nhân có thể do co cứng cơ, thay đổi cấu trúc diện khớp… và thường nếu không tập tốt tay sẽ hạn chế tầm 10 độ cả khi gấp và khi… Đọc tiếp »
Chào bác sĩ, mẹ em bị ngã, tay chống xuống đất, nên bị thương ở cổ tay, đi bác sĩ thì bác sĩ nói nên mổ chỉnh hình xương cổ tay, còn nếu bó bột không làm phẩu thuật thì sau khi lành sẽ bị biến dạng, bị tật ở cổ tay. Sau 2 ngày cố định bằng nẹp thì mẹ em thấy đỡ đau hơn, có thể cầm vật nhẹ được. Vậy bác sĩ cho em hỏi có nên làm phẩu thuật không ạ? Hay chỏ bó bột thôi?
Ảnh xray bàn tay
Chào bạn, với thương tổn của mẹ bạn, có thể bó bột cố định cổ tay trong 6-8 tuần. Nếu bó tốt và xương can tốt thì sau chức năng vận động của cổ tay mẹ bạn sẽ trở lại gần như bình thường. Có thể sau tháo bột, xương tay đó biến dạng 1 chút, và có thể hơi đau khi vận động, nhưng chức năng cổ tay không bị ảnh hưởng nhiều. Ngay cả phẫu thuật cũng có thể bị như vậy. Nên bạn có thể cân nhắc. Thân ái
Cám ơn Bác Sĩ nhiều ạ!
tay của e sau khi bó bột jo vẫn k duỗi ra đc
còn đây là phim X-Q sau bó bột 10 ngày
bác sỹ xem hộ e phim X -Q. trước khi bo bột. ba Phim sau khi bó bột xem có sao k ah. mà sao tháo bột tay 5 ngày hôm nay roi ma e vẫn k duỗi tay ra đc. e cảm ơn ạh. đây là phim e mới ngã chưa bó bột
Chào bạn. Tổn thương khớp khuỷu là tổn thương diện khớp, nên sau chấn thương, thường bệnh nhân sẽ bị đau và hạn chế vận động gấp duỗi khớp khủy, vì vậy bạn cần phải tích cực tập luyện mới có thể vận động khớp khuỷu trở về bình thường được. Trước khi tập bạn có thể sử dụng túi chườm ấm, chườm 15-20 phút, để gân cơ được thư giãn hơn, sau đó tập, sau khi tập, nếu bạn thấy đau có thể chườm mát 15 phút. Bài tập cụ thể: bài tập giữ nghỉ – Với động tác… Đọc tiếp »