Ấn các huyệt du, huyệt mộ trên bệnh nhân để tìm các kinh và cơ quan tạng phủ tương ứng bị bệnh. Nếu các điểm chẩn đoán ấn đau thì kinh, hoặc tạng phủ tương ứng có rối loạn.
Sau khi ấn các huyệt chẩn đoán và xác định được kinh bị bệnh chứng chúng ta tiếp tục chẩn đoán cơ năng
- Cơ năng phát động
Vượng : tăng nhu động (ruột, dạ dày), cường cơ (tăng trương lực cơ), co giật, hoặc động kinh, thích hoạt động, ồn ào, hay tức giận nói nhiều, tư tưởng bất an đứng ngồi không yên, có thể viêm nhiễm cơ quan nội tạng.
Suy : giảm trương lực cơ, bại liệt, giảm nhu động ruột, thích nghỉ ngơi.
- Cơ năng phát nhiệt
Vượng: có sung huyết hoặc xuất huyết (mắt, dưới da, cơ quan…), sốt, đau, nóng, đỏ, ngứa, viêm.
Suy : giảm nhiệt độ, da mát, mặt tái nhợt.
- Cơ năng tiết xuất
Vượng : thông lợi, các tuyến tăng tiết, chảy nước mũi, tiểu tiện nhiều, mồ hôi ra nhiều, mất thể dịch, có thể sút cân.
Suy : các tuyến giảm tiết, ứ bế, tắc mạch…, ngoại tiết giảm, tăng cân, thủy thủng, phù nề, tê nặng
- Cơ năng hấp thu
Vượng: da dẻ tươi nhuận, ngoại tiết giảm,béo, ứ bế, phù thũng.
Suy : khô táo, da nhăn, gầy, ngoại tiết tăng, mất thể dịch, tức ngực bụng, sình trướng đầy, viêm nhiễm.
- Cơ năng tàng trữ
Vượng: khoẻ mạnh, dẻo dai, linh hoạt, ngoại tiết giảm, tiểu tiện ít, phù thũng, dự trữ nhiều thể dịch, tăng cân.
Suy : sợ hãi bất yên, ớn lạnh, sợ lạnh, cơ thể suy nhược, gầy yếu, tiểu tiện nhiều, mồ hôi nhiều. Qua cơ sở trên chúng ta phát hiện ra cơ năng nào suy hay vượng từ đó dựa vào mối quan hệ biện chứng giữa 5 cơ năng phổ biến sẽ biết được mâu thuẫn bên trong của người bệnh và xác định được cơ năng gốc gây ra rối loạn của các cơ năng khác.
Ví dụ
Nguyên nhân gây ra rối loạn các cơ năng trên là do cơ năng phát nhiệt – hoả vượng làm hưng phấn mộc, thổ và làm ức chế thủy, kim. Trong các trường hợp khác chúng ta chỉ việc chọn mũi tên chính giữa trong 3 mũi tên liên tiếp cùng chiều đó chính là nguyên nhân gây bệnh. Khi điều chỉnh cơ năng gốc tức khắc các cơ năng khác cũng được điều chỉnh theo. Sau khi xác định được cơ năng gốc và kinh bị bệnh, cần chẩn đoán hư – thực (dựa vào phần chẩn đoán hư – thực, biểu – lý… đã nêu ở phần trên).
Mỗi cơ năng đều có hai vận động:
(-) ức chế (bên phải)
(+) hưng phấn (bên trái)
Chúng ta chọn huyệt điều trị (xem bảng huyệt ngũ du)
Ví dụ : bệnh tâm hoả vượng Ấn đau các huyệt cự khuyết (XTV-4); tâm du (VTI-15); thần đình (XIII-24).
Triệu chứng : Mạch nhanh, mạnh, huyết áp tăng. Nóng rát vùng thượng vị, đắng miệng. Lưỡi đỏ, uống nhiều nước lạnh. Sốt, mặt đỏ, ngực nóng, nhức đầu, ra mồ hôi. Đau trong hõm nách và dọc kinh tâm.
Điều trị :
Thực chứng do dương hoả vượng – tả thiếu phủ (V-8) trái.
Hư chứng do âm hoả vượng – bổ thiếu phủ (V-8) phải.
Tuy nhiên để điều trị có hiệu quả cao cần phối hợp thêm các huyệt nguyên, lạc, du, mộ, khích.
PHỐI HỢP HUYỆT GIAO HỘI CỦA 8 MẠCH (BÁT MẠCH)