Thành phần
1.Nhân sâm 12 gam (hoặc Đảng sâm).
2.Táo đỏ3 quả.
3.Hoàng kỳ12 gam.
4.Bạch truật12 gam.
5.Phục thần12 gam.
6.Toan táo nhân12 gam.
7.Quế tròn8 gam.
8.Mộc hương2 gam.
9.Chích cam thảo2 gam.
10. Đương quy8 gam.
11. Viễn chí4 gam.
12. Gừng sống3 lát.
Cách dùng
Ngày dùng 1 thang, đun sắc, chia 2 lần uống. Thuốc hoàn mỗi lần dùng 4-8 gam ngày 2-3 lần.
Công dụng
Kiện tỳ ích khí, bổ huyết dưỡng tâm.
Chữa chứng bệnh
Bài này chủ trị tâm tỳ đều hư, khí huyết không đủ, thần mỏi người mệt, ăn ít, tim hồi hộp, mồ hôi trộm, mất ngủ, hay quên do tỳ không thông huyết dẫn đến tiện huyết và phụ nữ rong huyết.
Giải bài thuốc
Bài này là phương thuốc bổ cả tâm và tỳ. Dùng sâm, truật, linh, thảo để kiện tỳ ích khí, gia Hoàng kỳ để tăng thêm công hiệu ích khí, Táo nhân, Viễn chí, Quế viên để dưỡng tâm an thần, Mộc hương lý khí tỉnh tỳ. Tăng hợp tác dụng bài này tuy bổ cả khí và huyết, cùng chữa tâm tỳ nhưng mục đích chủ yếu của nó là chữa huyết hư. Sở dĩ dùng số lớn thuốc kiện tỳ bổ khí, một là do “khí năng nhiếp huyết” và “khí năng sinh huyết” nên dùng nó để “nhiếp huyết sinh huyết” để chữa chứng “tì không thống huyết” dẫn đến băng huyết, hai là tỳ là nguồn sinh hóa khí huyết, tỳ vận động khỏe thì sinh hóa khí huyết không ngừng, dễ hồi phục. Do tâm chủ huyết, dựa vào huyết dịch để hoạt động, người huyết hư thường thấy tim hồi hộp, ít ngủ hay quên nên bài này lại dùng Táo nhân, Viễn chí, Quế viên để dưỡng tâm huyết mà an thần.
Cách gia giảm
Bài này gia Thục địa gọi là Hắc quy tỳ hoàn, tác dụng bổ huyết càng mạnh, có thuốc chế sẵn bán ở hiệu thuốc.
Phụ phương
Dưỡng tâm thang:
Gồm các vị Hoàng kỳ, Nhân sâm, Chích cam thảo, Phục linh, Phục thần, Đương quy, Xuyên khung, Bá tử nhân, Toan táo nhân, Viễn chí, Ngũ vị, Nhục quế, Bán hạ.
Điều khác chủ yếu với Quy tỳ thang là do không dùng Bạch truật nên tác dụng xổ bổ tỳ ít, gia các vị Bá tử nhân, Ngũ vị để dưỡng tâm huyết, liễm tâm âm, dùng ít Nhục quế để thông tâm dương, ninh tâm an thần, tác dụng càng mạnh hơn. Còn thêm bớt các vị thuốc khác, ý nghĩa không lớn, gọi là Quy tỳ trọng tâm để bổ dưỡng tâm tỳ khí huyết, gọi là dưỡng tâm trọng tâm là dưỡng huyết an thần.