Sai lầm chết người khi giải rượu rất nhiều người mắc cần phải bỏ gấp trước khi quá muộn.
Ăn thực phẩm muối hoặc hun khói khi uống bia
Thức ăn muối chứa nhiều axit nitơ. Thực phẩm hun khói chứa nhiều hợp chất hóa học dẫn xuất. Khi uống quá nhiều bia, hàm lượng chì trong máu tăng cao, kết hợp với các chất này sẽ gây ra ngộ độc.
Uống bia với rượu mạnh
Uống bia chung với rượu mạnh làm gia tăng lượng cồn của bia, gây kích thích quá độ ở dạ dày và đường ruột, làm rối loạn chức năng tiêu hóa.
Uống bia khi cơ thể ra nhiều mồ hôi
Nhiều người, đặc biệt là quý ông thích uống bia và xem đây là “nước giải khát thường thức”. Đôi khi vừa làm việc hoặc chơi thể thao ra nhiều mồ hôi, họ khát nước và uống nhiều bia lạnh để giải khát. Các chuyên gia cảnh báo thói quen này rất nguy hiểm bởi khi cơ thể đang ra mồ hôi, lỗ chân lông nở rộng, mạch máu và đường ruột cũng nở ra. Uống nhiều bia lúc này sẽ làm cho mạch máu đường ruột co lại đột ngột, lỗ chân lông nhanh chóng khép lại, dẫn đến ngừng ra mồ hôi trong thời gian ngắn, gây cản trở sự tản nhiệt trên bề mặt da, gây kích thích đường ruột. Tình trạng dẫn đến tiêu chảy, đau bụng, thậm chí co giật.
Sai lầm: “Lấy độc trị độc”
Sự thật: Nhiều người cho rằng uống 1-2 chén rượu vào buổi sáng hôm sau có thể giúp bạn giảm cơn nôn nao sau khi uống say vào tối hôm trước. Tuy nhiên, theo tiến sĩ George Koob, Giám đốc Viện Quốc gia Mỹ về lạm dụng rượu và nghiện rượu, điều này có thể giảm một số triệu chứng khó chịu lúc đầu, nhưng sau đó tình trạng nôn nao sẽ trở nên tồi tệ hơn.
“Rượu có thể làm cho bạn cảm thấy bình tĩnh và thoải mái hơn. Nhưng sau đó, cảm giác bình tĩnh sẽ biến thành lo lắng. Uống rượu vào buổi sáng hôm sau chỉ gây thiệt hại nhiều hơn đến gan và não bộ, khiến cơn đau đầu tồi tệ hơn”.
Sai lầm: Đi ngủ có thể giảm nôn nao
Sự thật: Tiến sĩ Michelfelder cho biết rượu đào thải khỏi cơ thể theo 2 cách: thông qua nước tiểu và hơi thở. Vì vậy, nếu bạn muốn giải rượu nhanh hơn, bạn nên đi bộ hoặc chạy bộ. Điều này có thể khiến bạn thở nhanh, máu chuyển động nhanh. Đồng thời, bạn nên uống nhiều nước để kích thích cơ thể tiểu tiện thường xuyên.
Sai lầm: Uống bia trước khi uống rượu sẽ giúp bạn không bị say
Sự thật: Điều này hoàn toàn là sai lầm. Theo tiến sĩ Koob, nếu bạn uống quá nhiều, đặc biệt là uống nhanh, thứ tự tiêu thụ các loại chất cồn không còn quan trọng. Điều quan trọng là uống chậm và ít. “Rượu được hấp thụ vào máu nhanh chóng rồi chuyển tới não bộ, cơn buồn nôn sẽ tới nhanh hơn”, tiến sĩ Koob cho biết.
Theo Khỏe & Đẹp
Nguồn: giadinh.net.vn