Tại “thủ phủ xuân dược” Kano, rễ rây Iboga là vị thuốc không thể thiếu trong nhiều bài “xuân dược”.
Tại “thủ phủ xuân dược” Kano, rễ rây Iboga là vị thuốc không thể thiếu trong nhiều bài “xuân dược”. Trong kho tàng kiến thức của châu Phi, loại cây này cũng đã được thừa nhận rộng rãi. Nhưng khi được phát hiện và phổ biến đến trời Âu, số phận của loại “thần dược phòng the” này lại long đong đến khó tin.
“Thần dược” Iboga không thể vượt ra khỏi biên giới châu Phi
Sự cố khiến “thần dược” bị hắt hủi
Tác dụng điều trị các chứng nghiện của Iboga đã được nền y học phương Tây biết đến từ nhiều thập niên nay, nhưng chúng lại bị nhìn với con mắt đầy nghi ngại. Câu chuyện dài về việc đưa Ibogine vào thành phần thuốc chữa bệnh tại Mỹ và các nước châu Âu là một ví dụ cho thấy sự khác biệt không dễ vượt qua giữa hai nền y học Đông – Tây.
Năm 1962, một con nghiện heroin tại NewYork là Howard S. Lotsof khi chứng kiến một bạn nghiện gốc Phi sử dụng nước cốt rễ cây Iboga đã nhầm tưởng rằng đây là một loại ma túy mới du nhập. Anh ta xin một ít về dùng thử mà chẳng cần hỏi han gì nhiều. Thật bất ngờ là 30 giờ sau, không có cơn phê thuốc nào đến với Howard từ loại “ma túy mới” này cả nhưng anh chàng cũng nhận ra rằng, mình cũng chẳng hề lên cơn “vật thuốc” như thường ngày. Kiên trì dùng thêm một thời gian, Howard đã hoàn toàn cai được heroin một cách dễ dàng. Phấn khởi, anh lập tức phổ biến kinh nghiệm này cho các bạn nghiện khác.
Trong suốt 20 năm sau đó, Howard đã cố gắng đưa liều thuốc cai nghiện từ thảo dược thiên nhiên châu Phi này ra thị trường Mỹ. Ban đầu, ông lập một quỹ từ thiện với mục đích thúc đẩy và phát triển Ibogaine như một loại thuốc chống nghiện. Sau đó, Howard thành lập hẳn công ty NDA để theo đuổi sự nghiệp này, với hy vọng sẽ thu hút được sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ và các nhà tài trợ. NDA đã nghiên cứu thành công một số loại thuốc có chứa thành phần chính là Ibogaine chiết suất từ rễ cây Iboga.
Howard tiến hành thủ tục đăng ký bằng sáng chế tại Hoa Kỳ cho các loại thuốc cai nghiện mới bào chế thành công, đồng thời ông cũng bắt đầu xúc tiến nghiên cứu những dòng thuốc tương tự dành cho người nghiện rượu và thuốc lá. Nhưng FDA (Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) không “dễ tính” như vậy. Tại thời điểm đó, Ibogaine là một trong số các chất bị cấm sử dụng trong y học. Do đó, FDA yêu cầu NDA phải tiến hành lại các thử nghiệm lâm sàng trên người, trước khi xem xét khả năng dỡ bỏ lệnh cấm đã có từ thập niên 1970 này. Năm 1993, cuộc thử nghiệm được tiến hành trên đất Mỹ. Lần này, người chịu trách nhiệm về chuyên môn cho NDA là Tiến sĩ Deborah Mash của trường Đại học Y khoa Miami (Hoa Kỳ). Thật đáng tiếc, một sự cố đã xảy ra khiến bao công sức của Howard và các cộng sự của ông bỗng chốc tan thành mây khói. Một nữ tình nguyện viên trẻ tuổi nghiện heroin tham gia cuộc thử nghiệm đã tử vong khi đang được cắt cơn bằng Ibogaine. Sau tai nạn này, cuộc thử nghiệm phải dừng lại ngay lập tức, để tìm kiếm thêm các cơ sở khoa học về sự an toàn của Ibogaine đối với người dùng.
Chưa hết sốc vì thất bại cay đắng này, ông Howard tiếp tục phải gánh chịu một tổn thất nặng nề nữa: Hợp đồng hợp tác nghiên cứu và chia sẻ lợi nhuận/rủi ro giữa cong ty NDA của ông với Đại học Miami không chặt chẽ, khiến cho giờ đây, không bên nào muốn phải gánh chịu các thiệt hại do việc thử nghiệm bị đổ bể. Một cuộc chiến pháp lý đã nổ ra giữa hai tổ chức này, kéo dài ròng rã nhiều năm sau đó mà không đi đến hồi kết. Iboga vẫn bị đặt ngoài vòng pháp luật. Tại hàng loạt các quốc gia châu Âu khác như Bỉ, Ba Lan, Đan Mạch, Croatia, Pháp, Thụy Điển, Thụy Sĩ…, biệt chất này cũng bị cấm sử dụng cho việc cai nghiện ma túy. Trong khi đó, một số nước lại chấp nhận sử dụng loại thảo dược này. Ở Panama, Iboga được sử dụng hợp pháp một cách rộng rãi, thậm chí các phòng mạch tư nhân cũng được phép chỉ định dùng, nhưng với cái giá khá đắt: Khoảng 10.000 USD cho một liệu trình kéo dài khoảng 4 tuần. Mexico không chính thức cho phép nhưng cũng không cấm ngặt, nên Iboga được dùng khá phổ biến và công khai, với giá rẻ hơn chừng 1.000 USD mỗi lần.
Cho đến hết năm 2007, đã có tổng cộng 37 cuộc thử nghiệm như vậy được tiến hành ở ngoài châu Phi, chủ yếu là tại các nước châu Âu, với 3.611 lượt người tham gia, với 12 trường hợp tử vong. Mối liên quan giữa những cái chết này với Ibogaine chưa rõ ràng, nhưng như vậy cũng đủ để người ta còn tiếp tục hoài nghi về tính an toàn của chúng.
Howard thất bại trongnỗ lực quảng bá Iboga
Tác dụng phòng the
Được dùng phổ biến ở châu Phi từ xa xưa nhưng tại phần còn lại của thế giới, Iboga vẫn chưa thể xuất hiện một cách chính danh, bất chấp việc đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nó. Theo thống kê chưa đầy đủ, đã có 170 nghiên cứu về Iboga và biệt chất Ibogaine trong rễ của chúng, được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi. Nhưng sự thực là tại Mỹ và các nước châu Âu, loài thảo dược này vẫn bị “cấm cửa”. Không chỉ trên lĩnh vực cai nghiện ma túy, mà tác dụng phòng the của Iboga cũng bị bỏ qua.
Từ năm 1864, một bác sĩ trong lực lượng hải quân Pháp tên là Griffon de Bellay trong thời gian phục vụ tại Congo (khi đó có tên là Zaire) và Gabon đã từng ghi chép về một loại thuốc tăng cường sinh lý cho nam giới rất có hiệu quả của người dân bản địa 2 quốc gia này và lấy mẫu thành phần thuốc gửi về Pháp. Người ta đã xác định được đó chính là rễ cây Iboga. Trong các câu chuyện truyền thuyết của các quốc gia châu Phi xuất hiện từ hàng nghìn năm nay, cũng nhắc đến việc “trái cấm” mà Adam nếm không phải là trái táo như ở các nước phương Tây vẫn nói, mà thực ra đó là một khúc rễ Ibogaine. Chính vì vô tình nhai đoạn rễ này mà thủy tổ của loài người mới “phạm tội” với Eva, sinh ra nhân loại.
Vậy nhưng việc tận dụng Iboga làm thuốc “xuân dược” của y học hiện đại vẫn rất hiếm hoi. Tại đảo quốc St Kitts (Tây Ấn Độ Dương), Tiến sĩ Deborah Mash cho biết đã dùng Ibogaine điều trị cho 127 bệnh nhân bị mắc chứng yếu sinh lý, rối loạn cương dương và tinh trùng yếu. Tất cả đều cho kết quả tích cực. Bác sỹ tâm lý học tình dục người Anh Jane Wilson thuộc Đại học Stirling cũng từng thử nghiệm và cho kết quả tương tự, nhưng ông không được phép tiến hành thêm bất cứ một ca thử nào nữa kể từ năm 2001 bởi ở Anh, Ibogaine vẫn là chất cấm.
Trước sự thờ ơ của y học phương Tây đối với thảo dược được xem là có nhiều tính năng quý này, bắt đầu có nhiều ý kiến lên tiếng yêu cầu xem xét lại lệnh cấm Ibogaine, từ cả các nhà chuyên môn lẫn giới sản xuất kinh doanh dược phẩm. Hàng loạt các hãng dược lớn cũng lên tiếng yêu cầu cho phép họ nghiên cứu về tác dụng đến sức khỏe tình dục của Ibogaine, khi mà những nghiên cứu trên động vật đều đã cho kết quả khả quan.
(Còn nữa)
Tổ chức phi lợi nhuận của Thụy Điển là Föreningen För Hollistisk Missbruksvård , một tổ chức xã hội chuyên về chăm sóc người lạm dụng chất gây nghiện đang vận động thuyết phục chính phủ nước này bắt đầu lại các cuộc điều tra lâm sàng về khả năng cai nghiện của Ibogaine, nới lỏng luật cấm đối với dược chất này và cho phép việc tạo ra các cơ sở điều trị bằng Ibogaine ở Thụy Điển.
Thanh tùng
Nguồn: giadinh.net.vn