Nước và cơ thể
Đối với cơ thể con người, nước chiếm 70% lúc sơ sinh, 60% lúc trưởng thành; 85% khối lượng của bộ não được cấu tạo từ nước. Trong cơ thể, nước đóng vai trò là dung môi cho các phản ứng hóa học, nước vận chuyển những nguyên tố dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể, điều hòa thân nhiệt. Nếu cơ thể mất đi 2% lượng nước thì khả năng làm việc giảm 20%; nếu mất đi 10% lượng nước thì cơ thể sẽ tự đầu độc; nếu mất đi 21% lượng nước thì có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Nước là chất quan trọng cho sự trao đổi chất không ngừng diễn ra trong cơ thể: 85% bộ não chúng ta là nước, nếu thiếu nước ta sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ. Hệ thống thận là cơ quan duy nhất lọc nước và hoàn toàn phụ thuộc vào nước.
Do vậy, uống không đủ nước sẽ làm suy giảm chức năng thận, không làm nhiệm vụ thải trừ những chất cặn bã được… kết quả là trong cơ thể tích lũy nhiều chất độc hại, lâu ngày dẫn đến sạn thận, sỏi thậnNước giúp giải nhiệt cho cơ thể: khi trời nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao, mồ hôi bắt đầu xuất hiện làm nhiệm vụ điều tiết giúp cơ thể mát . Nếu thiếu nước thì không đủ sức tản nhiệt cho cơ thể, sẽ dẫn đến trạng thái bị shock nhiệt, choáng váng, ngất xỉu
Thiếu nước máu trở nên đậm đặc hơn làm cho tim khó đẩy máu đến các cơ quan. Và do tim phải dùng nhiều lực hơn để đẩy máu đi qua các động mạch nên áp suất máu sẽ tăng cao, dẫn đến cao huyết áp. Do đó đối với những người có vấn đề về tim mạch thì họ luôn phải bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể.
Ruột trong cơ thể chúng ta cần có nước để đẩy thức ăn đi nhanh. Nếu thiếu nước, thức ăn sẽ trôi chậm đi, dần dần làm cho chúng ta bị táo bón. Khi bị táo bón, chất độc bị kẹt trong ruột già sẽ ngấm ngược trở lại vào máu. Do đó, chúng ta cần phải uống nhiều và đủ nước để không bị táo bón (kết hợp với ăn nhiều chất xơ như rau, cải).
Nước quan trong như vậy với cơ thể, nên người ta có thể sống nhiều ngày không cần thức ăn, nhưng chỉ cần thiếu nước vài ngày là con người chết.
Tác dụng tuyệt vời của nước đối với làn da
Nước thường được ví như nguồn sống của cơ thể, mang nhiều lợi ích cho làn da, đặc biệt là vùng da mặt. Khi hàm lượng nước của lớp sừng giảm xuống dưới 8 -10%, da trở nên khô ráp, xỉn màu và giảm sức đề kháng.
Da được cấu tạo bởi sự đan xen của các sợi collagen, Elastin và Hyaluronic (HA) – một thành phần giữ nước tự nhiên cho cơ thể – len giữa các sợi collagen và elastin, sợi đàn hồi và các mô liên kết, giúp da có độ khỏe, linh hoạt, mang lại sự trẻ trung cho làn da. Khi uống nhiều nước, HA tiếp đủ nước sẽ làm đầy các tế bào, cấu trúc trên được vững vàng, mang lại làn da căng mịn, sáng khỏe và đàn hồi. Ngoài ra nước còn giúp vận chuyển oxy, dưỡng chất, cung cấp lượng ẩm tự nhiên cần thiết để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho da.
Da là bộ phận tiếp xúc nhiếu nhất với môi trường bên ngoài, nhất là da mặt thường mỏng và khá nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài, nếu lớp sừng ở bề mặt da được cung cấp đủ nước từ các lớp da sâu hơn, sẽ giúp hạ nhiệt, điều hòa, cho da cảm giác dễ chịu. Tế bào da được cấu tạo từ khoảng 20% là nước, chúng thường bị mất thông qua quá trình đổ mồ hôi và tiều tiện trong suốt ngày. Nếu không bổ sung lượng nước kịp thời thì dễ gây khô da, gây ra nếp nhăn cho làn da.
Da nhăn nheo, thiếu sức sống là biểu hiện thông thường của chứng hydrat hóa kém, thiếu nước và độ ẩm. Mỗi hệ thống, cơ quan chức năng trong cơ thể đều phụ thuộc rất nhiều vào nước, giúp đẩy độc tố ra khỏi cơ thể, loại bớt mụn trứng cá. Nước giúp các tế bào dưới da tái tạo hiệu quả, giảm quầng thâm, nếp nhăn dưới mắt, giúp da tươi sáng hơn.Nước góp phần đào thải các tạp chất, tăng cường sự lưu thông và tuần hoàn máu, làm cho da hồng hào và khỏe mạnh hơn Uống đủ nước sẽ giúp da có độ ẩm thích hợp, làm căng đầy các tế bào và tất nhiên giúp bân trông trẻ hơn
Uống nước thế nào cho đủ?
Trong điều kiện bình thường, mỗi ngày cần cung cấp khoảng 40ml nước cho mỗi kg cơ thể. trung bình một ngày từ 1lit,5 đến 2 lít nước. Lượng nước thực tế một người cần uống trong ngày còn phụ thuộc vào các yếu tố: cường độ vận động, môi trường làm việc, khí hậu.
Thông thường, chúng ta chỉ uống nước khi khát nhưng đó là điều không tốt cho cơ thể. Chúng ta cần uống nước thường xuyên ngay cả khi không khát để bù đắp cho quá trình bài tiết làm mất nước và đảm bảo sự cân bằng cho chức năng hoạt động của cơ thể, điều hòa thân nhiệt và cải thiện chức năng tim mạch.Tuy nhiên, cũng không nên uống nhiều nước quá nhu cầu trong một ngày sẽ làm tăng tổng lượng máu của cơ thể, gây gánh nặng cho tim, mạch máu và thận sẽ phải gia tăng thời gian hoạt động
Uống nước thế nào cho đúng?
Bạn đứng khi uống là một tư thế chưa đúng. Khi đứng, nước sẽ nhanh chóng đi xuống ruột, các dưỡng chất không được hấp thụ vào các cơ quan – vì nước giúp vận chuyển vitamin và dưỡng chất đến từng tế bào trong cơ thể, giúp thải trừ các độc tố gây hại. Nước chiếm phần lớn trong chất lỏng, chất bôi trơn và lớp đệm ở khớp và cơ bắp. Nước có tác dụng thanh lọc và duy trì chức năng nội tạng. Do vậy, khi uống nước không đúng tư thế sẽ dẫn đến đau bụng, hội chứng trào ngược, đau khớp, không tốt cho chức năng của thận.
Lý tưởng nhất là bạn nên ngồi uống nước, với tư thế này nước sẽ được giữ lại trong cơ thể lâu hơn. Ngồi uống nước cơ thể được hấp thụ các dưỡng chất hiệu quả hơn.
Đừng bao giờ nuốt chửng nước quá nhanh, hớp từng ngụm nhỏ để nước ngấm dần, chảy đều vào từng tế bào của bạn
Nên uống nước vào thời gian nào?
6g-7g: Sau giấc ngủ đêm, cơ thể bạn thực sự sẽ rất cần nước. Hãy uống một ly ngay khi ngủ dậy để giúp lọc sạch gan và thận. Đừng vội ăn sáng ít nhất là nửa tiếng sau khi uống nước, hãy đề nước ngấm vào đến từng tế bào trong cơ thể bạn.
8g-9g: Việc di chuyển đến chỗ làm vào buổi sáng chắc hẳn gây cho bạn không ít căng thẳng và làm cơ thể bạn mất nước. Uống một cốc nước khi bạn đến công sở để lấy lại sự sảng khoái cho cơ thể bắt đầu làm việc.
11 giờ:Sau vài giờ làm việc trong văn phòng đóng kín, hơi nóng từ máy văn phòng và không khí ngột ngạt làm khô da bạn. Hãy uống nước để giữ ẩm cho cơ thể và giảm căng thẳng công việc.
12 giờ:Uống nước sau bữa trưa không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối.
15-16 giờ: Giờ làm việc buổi chiều, nhiều người cảm thấy buồn ngủ và không thể tập trung vào công việc. Đứng dậy và uống một cốc nước sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng.
17 giờ:Một cốc nước trước khi rời văn phòng sẽ giúp bạn bớt cảm giác đói và mệt. Điều này đặc biệt tốt cho người ăn kiêng vào buổi tối.
Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần do trong nước có một hàm lượng nhỏ các kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, nitrat… khi nước đun đi đun lại nhiều lần, hơi nước bốc hơi nhiều lần dẫn tới hàm lượng các chất kể trên tăng lên. Khi hấp thu vào cơ thể sẽ có hại.
Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ vì bạn sẽ phải đi tiểu, hệ bài tiết sẽ phải làm việc mệt mỏi và điều tất nhiên bạn sẽ ngủ không ngon. Nên hạn chế uống nước sau 18 giờ và nếu có uống thì uống trước khi đi ngủ 45 phút đến 1 giờ.
DS.Bùi Ngọc Lan Hương