[Bệnh học] Tắc đường hô hấp (chẩn đoán và điều trị)

Các bệnh đường thở có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chia thành các đặc trưng về lâm sàng và sinh lý bệnh nào đó. Dòng khí bị giới hạn là đặc điểm và là hậu qủa của tắc nghẽn đường thở ngay ở trong lòng đường thở, thành khí đạo bị dầy lên, hay tổn thất các mô kẽ chống đỡ cần để giữ cho khí đạo thông thoáng. Tăng xuất tiết niêm dịch, đường thở bị kích thích, các bất thường về trao đổi khí gây ra ho, xuất tiết đờm, khò khè và khó thở.

Tắc đường hô hấp trên

Tắc cấp đường hô hấp trên có thể gây ngạt thở đe dọa đến tính mạng cần phải khai thông phanh chóng. Tắc cấp đường hô hấp trên do hít phải dị vật được nêu dưới đây. Các nguyên nhân khác của tắc cấp đường hô hấp trên bao gồm co thắt thanh quản, chấn thương thanh quản và hầu họng, phù thanh quản do bỏng đường hô hấp, phù mao mạch cấp và các loại viêm khác (viêm họng Ludwig, áp xe quanh amydan và áp xe sau hầu họng, viêm nắp thanh quản cấp và viêm thanh quản dị ứng).

Tắc mạn tính đường hô hấp trên có thể do carcinom hầu họng hay thanh quản, chít hẹp thanh quản hay dưới nắp thanh quản, u hạt thanh quản hay dây thanh hoặc liệt dây thanh âm hai bên. Chít hẹp thanh quản hay dưới nắp thanh quản có thể xảy ra nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi đặt ống nội khí quản qua thanh quản. Tiếng thở rít khi hít vào, khi hít vào khoảng gian sườn hẹp lại và sờ vùng cổ khi hít vào rung động là các đặc điểm triệu chứng. Các đường cong dòng khí – thể tích có thể phát hiện thấy khi có tắc đường thở cố định hay tác ngoài lồng ngực. Phim X quang thấy rõ có hẹp ở trên hay dưới thanh môn, chụp cắt lớp điện toán và cộng hưởng từ hạt nhân có thể giúp cho thấy hình ảnh thanh quản, hầu họng. Nội soi ống mềm giúp chẩn đoán tắc đường hô hấp trên nhưng phải chú ý vì có thể gây phù đưa đến hẹp đường hô hấp trên.

Đôi khi rối loạn chủc năng thanh quản có thể giống nhừ hen phế quản và được gọi là “rối loạn vận độrig thanh quản từng giai đoạn”, “hen giả tạo”, “khò khè thanh quản do cảm xúc” có thể phân biệt với hen thật sự bằng cách phát hỉện các tắc nghẽn đường thở do nguyên nhân từ phía ngoài lồng ngực, gradient áp lực oxy phế nang – máu động mạch bình thường, soi phế quản thấy các thừng thanh âm doãng rộng ra cả thì hít vào và thì thở ra, điều trị thuốc giãn phế quản không có đáp ứng soi: huỳnh quahg có thể cũng giúp chẩn đoán. Thử nghiệm chức năng phổi ngay sau cơn khó thở thấy bình thường. Điều trị bao gồm có tâm lý liệu pháp, liệu pháp tinh thần. Thuốc giãn phế quản không hiệu qủa gì.

Tắc đường hô hấp dưới

Tắc khí quăn có thể là trong lồng ngực (trên mấu xương ức); hay ngoài lồng ngực. Tắc khí quản cố định có thể do chít hẹp phế quản bẩm sinh hay mắc phải, ung thư phế quản tiên phát hay thứ phát, do đè ép bởi các bệnh ở bên ngoài (ung thư phổi, ung thư tuyến hung hay tuyến giáp trạng, bệnh hạch bạch huyết, các vòng mạch máu bẩm sinh, phình động mạch vv….), do hít phải dị vật, do u hạt khí quản, papillom khí quản, chấn thương khí quản.

Chít hẹp khí quản mắc phải thường thứ phát sau mở khí qưản hay sau khi đặt ống nội khí quản. Khó thở, ho, không khạc được các chất xuất tiết trong phổi sau khi tháo ống nội khí quản nhiều tuần hay nhiều tháng sau. Khám có thể thấy khẩu kính khí quản không còn hay giảm đi tới 50% hoặc hơn nữa, khi ho sờ vào vùng cổ thấy cảm giác rung, tiếng thở thô ráp. Khi nghe co tiếng thở rít là có chít hẹp nặng, chẩn đoán thường xác định rõ trên phim X quang, chụp CT khi chụp X quang không đủ để chẩn đoán. Có thể xét nghiệm đặc hiệu tắc đường thở cố định bằng ghi đường dòng khí – thể tích. Các biến chứng gồm nhiễm khuẩn phổi tái đi tái lại, suy hô hấp ảnh hưởng đến cuộc sống. Xử trí là phải đảm bảo thông khí đầy đủ, thở oxy, tránh các thủ thuật có thể làm tăng phù nề niêm mạc phế quản. Tạo hình lại bằng ngoại khoa hoặc bằng tia laser có thể làm trong các trường hợp nặng.

Tắc phế quản do ứ đọng xuất tiết phổi, do hít, do ung thư phổi tiên phát, có khối lớn đè ép từ bên ngoài, và (hiếm hơn là) các khối u di căn vào đường thở. Khám lâm sàng và X quang thay đổi tủy chỗ tắc và độ hẹp lại của đường thở. Triệu chứng gồm khó thở, ho, thở khò khè, nếu có nhiễm khuẩn thì có sốt, cảm thấy ớn lạnh. Tiền sử có viêm phổi hồi qui ở cùng thùy phổi hay phân thùy phổi hay viêm phổi giải quyết chậm (trên 3 tháng) thấy trên các phim chụp X quang kế tiếp nhau gợi cho ta thấy khả năng có tắc phế quản và cần phải soi phế quản. Tắc hoàn toàn nhánh phế quản chính có thể thấy khi thăm khám (lồng ngực không cân đối, trung thất thay đổi, không nghe thấy tiếng thở bên phía bệnh, gõ đục) nhưng tắc một phần phế quản thường khó hay không phát hiện được. Thì thở ra kéo dài và tiếng khò khè khu trú là dấu hiệu duy nhất ghi dòng khí – thể tích giảm đi có thể giúp dễ chẩn đoán tấc phế quản phân thùy hay tiểu thùy, khi thăm khám có thể không phát hiện được.

Chụp X quang phổi thấy các dạng thay đổi từ xẹp phổi đến hình bẫy khí. Bẫy khí có thể do tắc thở ra chỉ một chiều thôi. Khi đó chụp phim thì thở ra đặc biệt giúp cho chẩn đoán bẫy khí. Chụp CT có thể chứng minh bản chất và vị trí chính xác chỗ tắc ở phế quản trung tâm. Cộng hưởng từ hạt nhân có thể tốt hơn CT trong việc vạch ra độ rộng của bệnh ở rốn phổi nhưng thường dành cho các trường hợp CT không cho kết qủa rõ ràng. Soi phế quản có thể giúp xác định chẩn đoán, đặc biệt khi khối u hay nghi hít phải dị vật. Nghe phổi có các tiếng thổi ống hay chụp X quang phổi vùng bị xẹp có thể loại trừ trường hợp tắc đường thở hoàn toàn. Soi phế quản không chắc có lợi ích về điều trị trong tình hình này.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận