GiadinhNet – Gừng không chỉ có công dụng trong việc làm đẹp, giới chuyên gia cho rằng chúng có khả năng chữa ung thư.
GiadinhNet – Mỡ bụng không chỉ khiến chị em kém tự tin mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Gừng có nhiều chất thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đặc tính nóng, ngăn ngừa tích mỡ thừa nên rất tốt trong việc giảm mỡ bụng.
Theo một nghiên cứu của Đại học bang Georgia, những dược phẩm chiết xuất từ gừng có thể thu nhỏ kích thước khối u tuyến tiền liệt trên 56% ở chuột. Ngoài ra, gừng còn là một trong những nguyên liệu giàu chất chống oxy hóa và có thể kháng viêm cho cơ thể.
Trước đó, y học luôn trông cậy vào những loại thuốc có thể chữa trị được ung thư. Tuy nhiên, chúng lại thật sự không hiệu quả trong việc điều trị các khối u vĩnh viễn. Theo các nhà khoa học Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess ở Boston, Mỹ, các loại thuốc cao cấp thường giống như một bản án tử hình cho các bệnh nhân. “Bất cứ điều gì khi chúng ta tác động đến các khối u đều có thể vô tình làm cho số lượng khối u tăng lên và trở nên di căn nhiều hơn, đó là nguyên ngân dẫn đến cái chết của những bệnh nhân”, tác giả cuộc nghiên cứu nói.
Trong khi đó, gừng được tin tưởng trong việc điều trị bệnh ung thư qua quá trình nghiên cứu lâu dài rằng hầu như không hề có bất kỳ tác dụng phụ nào và thậm chí, đã được sử dụng như một sản phẩm thực phẩm có công dụng thần kỳ trong nhiều nền văn hóa biết bao thế kỷ qua.
Gừng là thực phẩm tốt cho sức khỏe (ảnh minh họa)
Thay vì có những tác động tiêu cực đến các khối u, dược phẩm chiết xuất từ gừng có thể phát huy công dụng trong việc ức chế tăng trưởng và hậu quả gây hại đến cơ thể của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
Hơn 17 nghiên cứu trên cả động vật và người khác cũng đã đạt đến kết luận tương tự về lợi ích chống ung thư của gừng, dược liệu này được tin tưởng rằng có thể tác động tích cực lên hơn 101 bệnh.
Theo 1 nghiên cứu trên trang PloS, rễ gừng tự nhiên có chứa các chất chống ung thư, chính xác hơn, đây là những hợp chất quan trọng trong việc tác động tích cực lên việc điều trị ung thư hiệu quả hơn thuốc hóa trị trăm lần.
Chất shogaol xuất hiện khi sấy khô rễ gừng có thể chủ động chống lại các tế bào gốc ung thư nhưng lại hoàn toàn không có tác động có hại nào đến các tế bào khỏe mạnh khác trong cơ thể.
Sử dụng gừng thế nào thì hiệu quả?
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho rằng, ở Việt Nam chưa có kết luận nào chứng minh được gừng có khả năng chữa ung thư. Tuy nhiên, từ xưa đến nay, nó đươc biết đến là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe.
Cụ thể, gừng có thể sử dụng trong các trường hợp say tàu xe gây buồn nôn hoặc khi phụ nữ mang thai gặp tình trạng nôn mửa dữ dội. Gừng giúp làm giảm cholesterol, ngăn ngừa chứng đông máu, nhờ thế có thể làm giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do bệnh tim.
Hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp, dầu trong củ gừng có tác dụng tiêu đờm và giải quyết các vấn đề về đường hô hấp khác như lạnh, ho, cảm cúm, hen suyễn, khó thở.
Bên cạnh đó, chúng cũng có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả bởi chứa chất men zingibain có tác dụng giảm đau tự nhiên, giảm các cơn đau cơ, viêm khớp, thấp khớp, đau đầu, có thể dùng gừng xoa vào vùng bị đau giúp giảm đau đầu, căng cơ.
Gừng không nên dùng cho người có vấn đề dạ dày, đại tràng, sốt cao…(ảnh minh họa)
Tuy nhiên, gừng chỉ thực sự tốt cho sức khỏe khi sử dụng với liều lượng, áp dụng đúng đối tượng. Bà Nguyễn Thi Lâm – Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc Gia cho hay, không ăn nhiều gừng: Gừng thuộc tính nhiệt ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.
Không dùng gừng cho người bị say nắng bởi gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa…
Khi có dấu hiệu sốt cao tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.
Những người bị đau dạ dày, đại tràng cũng không nên ăn gừng, thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạch dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu có thể bào mòn và gây ra những vết loét.
Phụ nữ có thai hạn chế ăn gừng, dù gừng rất tốt để giải quyết các tình trạng thai nghén như buồn nôn và nôn nhưng trong thời kỳ cuối của thai kỳ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.
Ngọc Thi
Nguồn: giadinh.net.vn