Để chữa rôm sảy hoặc ngứa, dân gian thường kết hợp râu ngô cùng với cây mã đề đun làm nước uống hàng ngày rất có hiệu quả.
Đó là nước râu ngô, mã đề. Râu ngô có tính mát, nhiều vitamin và các vi chất dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể. Mã đề cũng là tính mát, lại chứa một loại kháng sinh có tác dụng ức chế một số loại vi trùng bệnh ngoài da.
Công dụng tuyệt vời của râu ngô
Râu ngô chính là một loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống oxy hóa tốt hơn bất cứ một loại thuốc bổ nào.
Râu ngô có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (, vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Vì thế khi uống nước râu bắp, có cảm giác ngọt, ngậy và mát..
Uống nước râu ngô hàng ngày có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng, ngoài ra còn làm hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.
Sử dụng thường xuyên nước luộc râu bắp cho người sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.
Theo Y học cổ truyền, râu ngô (bắp) và ruột bấc trong thân cây ngô có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh thận và bàng quang trị tiểu vàng, tiểu rắt buốt, bí tiểu, viêm tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sạn niệu, bàng quang, phù thủng, làm hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da… Đặc biệt, râu ngô là một trong các loại thảo dược dùng để điều trị bệnh gan có hiệu quả nhất. Cụ thể:
– Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.
– Uống nuớc râu ngô còn làm hạ đường huyết , tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.
– Dùng râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật .
– Nước luộc rau ngô có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh về thận.
– Nước luộc rau ngô có tác dụng trong các trường hợp bị phù có quan hệ đến bệnh tim.
– Chữa sỏi đường tiết niệu
Bạn hãy hãm hoặc sắc nước râu ngô uống hàng ngày, có thể dùng nước ngay sau khi luộc bắp ngô để uống cũng phát huy Cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo,… để tăng cường hiệu quả tác dụng.
Chữa bệnh xuất huyết:
Dùng râu ngô tươi hoặc phơi khô sắc nước uống hàng ngày, có thể kết hợp thêm các vị khác như cỏ nhọ nồi, huyết dụ, trắc bách diệp, lá sen,… để tăng thêm công dụng.
Cách sử dụng này dùng để trị các chứng: chảy máu cam, xuất huyết cho các trường hợp tiểu tiện ra máu, băng huyết, tử cung xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc miệng lưỡi,…. rất hiệu quả.
Trị bệnh cao huyết áp:
Lấy râu ngô sắc nước uống hàng ngày, tốt nhất nên phối hợp thêm với ngưu tất, hoa hòe, cỏ ngọt, câu đằng bệnh cao huyết áp dần thuyên giảm và tiến tới ổn định.
Vừa giải nhiệt vừa chữa ngứa
Vào mùa hè, thời tiết nóng nực rất dễ khiến cho cơ thể bạn sinh nhiệt, chốc lở, rôm sảy, ngứa ngáy khó chịu. Để chữa rôm sảy hoặc ngứa, dân gian thường kết hợp râu ngô cùng với cây mã đề đun làm nước uống hàng ngày rất có hiệu quả.
Ngoài tác dụng của râu ngô như ta đã thấy thì cây mã đề cũng có những tác dụng tương tự nhưng chúng lại chứa một dạng kháng sinh gây ức chế một số vi trùng bệnh ngoài da.
Trong cây mã đề, từ rễ, thân lá và hoa đều chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.
Để có một ca nước râu ngô mã đề, bạn có thể tham khảo cách làm sau:
1. 1 bó lá mã đề mua siêu thị
2. 1 nắm râu ngô
3. 2 khúc mía
4. 1/4 thìa cà phê nhỏ muối
5. Siêu thị họ bán trong 1 túi gồm lá dứa, mã đề, rễ tranh, mía. Rửa sạch và ngâm muối loãng.
6. Thái ngắn như trong hình. Mía đập dập
7. Cho vào 1,5-2,0 lít nước đun sôi 10-15′ là được. Nếu tiết kiệm thì thêm 1 lít nước sau khi cho nước một ra bình thuỷ tinh.
8. Nước uống thanh nhiệt mà trẻ, già, trai gái đều uống được. Nếu muốn ngọt hơn thì thêm 2 thìa đường phèn hoặc thốt nốt và để tủ lạnh uống cả ngày, cả gia đình và khách đến nhà.
9. Cho vào bình thuỷ tinh cất tủ uống trong ngày.
Ngân Khánh (th)/Báo Gia đình & Xã hội
Nguồn: giadinh.net.vn