Thuốc Đông y chữa bệnh ngoài da

I. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Bệnh ngoài da là các bệnh có các triệu chứng chủ yếu như: ngứa, đau, nóng rất, tê bì, ban chẩn, chảy nước vàng, nốt phỏng… ở da.

Căn cứ vào các triệu chứng, người ta chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và cách chữa các bệnh ngoài da như sau:

  • Ngứa phần nhiều do phong gây ra

Thường dùng các thuốc trừ phong như Kinh giới, Phòng phong, Bạc hà, Ngưu bàng tử, Cương tàm, Toàn yết, Ké đầu ngựa, Uy linh tiên… để chữa.

  • Da đỏ, nóng rát thường do nhiệt hay hoả gây ra, được dùng các thuốc thanh nhiệt để chữa

Nếu do nhiễm trùng gây mủ thì dùng các thuốc thanh nhiệt giải độc: Kim ngân, Bồ công anh, Sài đất, Liên kiều…

Nếu do viêm nhiễm không sinh mủ thì dùng các thuốc thanh nhiệt tả hoả như: Thạch cao, Chi tử, Lá tre…

Nếu da thật đỏ và nóng rát thì dùng các thuốc thanh nhiệt lương huyết như: Sinh địa, Huyền sâm, Địa cốt bì…

  • Ngoài ra có các nốt phỏng nước, phù nề, thấm dịch chảy nước vàng…

Được dùng các thuốc thanh nhiệt táo thấp có tính vị đắng lạnh như: Hoàng bá, Khổ sâm, Hoàng liên…phối hợp với các thuốc thanh nhiệt, lợi thấp như: Sa tiền tử, Hoạt thạch, Nhân trần… để chữa.

  • Nếu da khô, nứt nẻ, dày da, tróc vảy, lông tóc khô dụng…

Thường đo huyết táo gây ra, được dùng các thuốc dưỡng huyết nhuận táo để chữa như: Bạch thược, Sinh địa, Hà thủ ô, cỏ nhọ nồi…

  • Nếu có ban chẩn, nổi cục, ứ huyết ở da, thuờng do huyết ớ sinh ra

Được dùng các thuốc hoạt huyết để chữa như: Đan sâm, Tạo giác thích, Đào nhân…

  • Trên thực tế lâm sàng

Các triệu chứng hay xuất hiện cùng một lúc với nhau như chảy nước vàng (do thấp nhiệt), ngứa sưng đau (do phong và huyết ứ) là do các nguyên nhân kết hợp với nhau gây bệnh như phong thấp nhiệt, huyết ứ, v.v…khi chữa phải phối hợp các phương pháp và các thuốc chữa bệnh với nhau, cho phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng như Khu phong thanh nhiệt, hoạt huyết.

Một số bệnh ngoài da xẩy ra cấp tính hoặc hay tái phát do cơ thể mất thăng bằng về âm dương, khí huyết, tân dịch; khi chữa bệnh ngoài việc chống những nguyên nhân gây bệnh bên ngoài còn phải chú trọng điều hoà lại các công năng hoạt động của cơ thể bên trong như mụn nhọt lở ngứa do nhiệt độc và do tình trạng dị ứng nhiễm trùng (huyết nhiệt) gây ra ngoài việc dùng các thuốc thanh nhiệt giải độc, còn phải dùng các thuốc thanh nhiệt lương huyết để chữa, như bệnh dị ứng ban chẩn do lạnh và đo phần vệ khí của cơ thể bỊ yếu gây ra, ngoài việc dùng các thuốc trừ phong hàn còn dùng các thuốc bổ khí như: Hoàng kỳ, Đảng sâm… để chữa.

Khi chữa bệnh còn căn cứ vào các giai đoạn bệnh và tình trạng tiêu bản hoãn cấp của bệnh mà chữa, như các bệnh viêm nhiễm da lâu ngày có thể gây chứng âm hư huyết táo thì lúc đầu dùng thuốc thanh nhiệt sau dùng thuốc dưỡng âm nhuận huyết để chữa; bệnh mạn tính như chàm bị bội nhiễm thì phải dùng các thuốc thanh nhiệt giải độc để chữa.v.v.

II. CÁC DẠNG THUỐC

Cũng như y học hiện đại, các thuốc và các dạng thuốc chữa bệnh ngoài da tại chỗ của Đông y rất phong phú. Có thể liệt kê các dạng thuốc và các thuốc thông thường như sau:

  • Dạng thuốc bột

Gồm các vị thuốc sát trùng, thu sáp, chống viêm, chống ngứa như Hoạt thạch, Thanh đại, Phèn phi…

  • Dạng thuốc nước

Dùng để băng rửa vết thương có tác dụng tiêu viêm trừ mủ, thu sáp… như nước lá Xoan, nước Sa sàng tử, nước lá Nhội…

  • Dạng thuốc ngâm rượu

Có tác dụng tiêu độc, chống ngứa, chống ứ huyết ở cục bộ như rượu, thuốc Sa sàng, Tô mộc, Long não v.v.v

  • Dạng thuốc mỡ

Thuốc dầu để sát trùng tiêu độc, làm mềm da…gồm các vị thuốc thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, nhuận táo, như mỡ Hoàng liên, mỡ Panmatin.

  • Dạng thuốc cao

Gồm 2 loại: Cao mềm và cao dán để bôi, băng và dán vào tổn thương ở mặt da.

  • Dạng thuốc xông nước hay xông khói:

Như khói Thương truật chữa chàm do tiếp xúc, nước Cà gai và Kinh giới để xông chữa ngứa.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận