ĐỊNH NGHĨA VÀ NGUYÊN NHÂN
Phần nhiều do ở trong bị tổn thương và ăn uống ngoài bị hàn thấp hoặc thấp nhiệt hợp lại gây rối loạn đường tiêu hoá. Trường hợp này thường là ở thể cấp tính, ỉa chảy mạn tính là do tỳ dương hư hoặc thận hư.
THỂ BỆNH
Có 2 thể:
Ỉa chảy cấp tính có khi chia làm 2 loại
Do hàn thấp
- Triệu chứng:
Đau bụng liên miên, ỉa phân lỏng, mình lạnh, không khát, tiểu tiện trong dài.
- Điều trị:
Thuốc:
Nụ sim hoặc búp ổi (sao vàng) 100g
Củ riềng (thái mỏng sao) 50g
Vỏ rụt (thái mỏng sao) 50g
Các vị sao giòn, tán nhỏ rây cho vào lọ đậy kín, khi cần dùng có sẵn.
Người lớn uống 6 – 8g/lần với nước đun sôi để nguội.
Trẻ em tuỳ tuổi từ 2 – 5g/lần hoà với nước sôi hãm một lúc gạn lấy nước cho uống.
Châm cứu: Thiên khu, Trung quản, Khí hải, Túc tam lý, Đại trường du,
Do thấp nhiệt
- Triệu chứng:
Đau bụng, ỉa lỏng, hậu môn nóng, phân rất thối, sốt, khát, tiểu tiện ngắn đỏ.
- Điều trị:
Thuốc:
Củ sắn dây 50g Lá và bông Mã đề 20g
Rau má cả củ 40g Cam thảo dây 12g
Đổ 400ml nước sắc lấy 200ml, người lớn chia uống 2 lần, trẻ em tuỳ tuổi chia uống 3, 4 lần.
Châm cứu: Đại trường du, Hợp cốc, Nội đình, Âm lăng tuyền.
Ỉa chảy mạn tính
Có 2 loại:
Do tỳ hư
- Triệu chứng:
ỉa kéo dài, phân sống, bụng đầy trướng.
- Điều trị:
Thuốc:
Bổ chính sâm (sao vàng) Trần bì (sao) 16g
Củ mài (sao vàng) 30g
Vỏ rụt (sao vàng) 16g
Sa sâm 16g
Gạo tẻ lâu năm (rang cháy) 16g
Can khương 20g
Các vị tán nhỏ rây cho vào lọ đậy kín, khi dùng có sẵn.
Người lớn uống 6 – 8g/lần với nước đun sôi hãm một lúc gạn lấy nước uống, 3 lần/ngày.
Châm cứu: Tỳ du, Trung quản, Chương môn.
Do thận dương hư
- Triệu chứng:
Hàng ngày vào lúc tảng sáng ỉa lỏng từ 1 – 3 lần, bụng hơi đau, thường có cảm giác ớn lạnh, đau lưng, người gầy dần, bệnh kéo dai dẳng.
- Điều trị:
Thuốc:
Vỏ rụt (sao) 40g Sa nhân 20g
Đậu khấu (bỏ vỏ) 40g
Các vị sấy khô tán nhỏ uống 2 lần/ngày, 6 – 8g/lần.
Châm cứu: Quan nguyên, Thận du, Mệnh môn, Túc tam lý.
PHÒNG BỆNH
Vệ sinh trong việc ăn uống, cụ thể không ăn những thức ăn lạnh, thiu ôi.