ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN Ở TRẺ EM CÓ DẠ DÀY ĐẦY
I. CHỈ ĐỊNH
Những bệnh nhân có nguy cơ hít dịch dạ dày:
• Chưa được nhịn ăn uống đủ giờ.
• Trào ngược dạ dày thực quản.
• Có thai.
• Xoắn hoặc tắc ruột.
• Nôn hoặc buồn nôn.
• Lo lắng thái quá.
• Chấn thương.
• U bướu lớn vùng bụng.
• Trẻ béo phì.
II. KỸ THUẬT
1. Làm giảm tính acid và thể tích của dịch dạ dày
• Ức chế H2: Cimetidin 7,5 mg/Kg (TM, TB).
• Metoclopramid 0,15 mg/Kg (TM, TB).
• Đặt ống sonde nasogastric để hút dịch dạ dày.
2. Trang thiết bị – Dụng cụ
Như tất cả các thủ thuật đặt NKQ khác, đặc biệt:
• Ống nghe trước tim.
• Pulse Oxymeter.
• Ống NKQ có bóng chèn.
• Bơm tiêm để bơm bóng chèn.
• Stylet (mandrin).
• Đèn soi thanh quản.
• Máy hút.
3. Preoxygenation
Cho bệnh nhân tự hít thở Oxy 100% đủ lâu để đuổi khí Nitrogen và dự trữ
Oxygen (trong khoảng 3 phút hay ít nhất hít sâu vào 7 lần).
4. Dẫn đầu
• Atropin 0,02 mg/Kg (TM).
• Propofol 3 – 5 mg/kg (TM) hoặc Ketamin 1 – 2 mg/Kg (TM).
5. Ấn sụn nhẫn (Thủ thuật Sellick)
• Kỹ thuật này nhằm ngăn ngừa sự trào ngược thụ động dịch dạ dày vào vùng hầu họng trong lúc dẫn đầu.
• Được thực hiện sau khi bệnh nhân mất hết tri giác.
• Khi cổ duỗi tối đa, ấn nhẹ nhàng trên sụn nhẫn, đè thực quản lên cột sống cổ.
• Được thực hiện bởi một người phụ đến khi ống NKQ được bơm bóng và âm phế bào nghe đều ở hai phế trường.
• Tuy nhiên, kỹ thuật này không ngăn chặn được sự nôn mửa của bệnh nhân, trong trường hợp này phải ngừng ngay việc ấn sụn nhẫn và phải hút sạch vùng hầu họng.
• Sử dụng dãn cơ: Succinylcholin 2 mg/Kg (TM) hay Rocuronium 1 mg/kg (TM) ngay sau khi tiêm thuốc mê tĩnh mạch và bệnh nhân vừa mất phản xạ mi. Không được giúp thở bệnh nhân qua mask.
6. Chú ý
• Nếu đặt NKQ thất bại, vẫn duy trì ấn sụn nhẫn trong lúc giúp thở bằng mask và đặt lại ống NKQ.
• Rút NKQ sau khi đã hút sạch dịch dạ dày qua ống sonde nasogastric, bệnh nhân đã tỉnh hẳn phục hồi các phản xạ nuốt, phản xạ ho, và đặt nằm nghiêng nếu tình trạng cho phép.
• Nếu việc đặt NKQ khó tiên lượng trước, nên áp dụng đặt NKQ khi bệnh nhân tỉnh.