GS. Chu Văn Tường
Hôn mê gan còn gọi là bệnh, não do gan và trong trường hợp này có “sưn” máu tĩnh mạch giữa hệ thống tuần hoàn cửa và đại tuần hoàn.
Bệnh gặp ở những trường hợp: viêm gan cấp nặng do virus hoặc do hóa chất, độc tố; xơ gan ở giai đoạn cuối.
TRIỆU CHỨNG BỆNH HÔN MÊ GAN Ở TRẺ
• Lúc đầu bệnh nhi có thay đổi về nhân cách: tính tình thay đổi. hành động khác thường.
• Rối loạn ý thức: ngủ li bì, lú lẫn, động lác chậm chạp, tiống nói thay đổi, khó nghe, đau đầu, hôn mê.
• Hơi thở có “mùi gan” giống mùi qủa chín thối.
• Thần kinh: phán xạ gân xương tăng, phản xạ Babinski dương tính.
• Xét nghiệm:
Amoniac trong máu tăng nhưng mức tăng không đi song song với mức độ nặng nhẹ ở lâm sàng.
Điện não đồ: sóng chậm và lan toả.
ĐIỀU TRỊ BỆNH HÔN MÊ GAN Ở TRẺ
Dinh dưỡng: khẩu phần ít protein động vật, nhiều gluxit để bù vào sự thiểu năng lượng. Thức ăn lỏng, dễ tiêu như chè đường, cháo đường, súp rau. Nếu bệnh nhân hôn mê sâu: cho ăn bằng ống thông dạ dày hoặc nuôi dưỡng bằng tĩnh mạch.
Acid glutamic: để trung hòa amoniac, tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch acid glulamic: 20-40g.
Acid glutamic có thể gãy nhicm kiềm, giảm Kali máu.
Hoặc dùng Agrinin làm tăng quá trình chuyển amoniac thành ure của gan với liều lượng 20-50g/ngày, pha trong dung dịch Glucoza đẳng trương (tiêm truyền).
Điều trị nhiễm khuẩn tại ruột:
Neomycin: 100mg/kg/ngày, uống, chia 4 lần.
Lactuloza: 60-100g/ngày, thuốc làm lên men chua và cản trở vi khuẩn phát triển.
Prednisolon: 20-30mg/ngày, kết qủa không chắc chắn.
Nếu bị xuất huyết tiêu hóa: nôn thụt tháo, không để bệnh nhi bị táo bón.