ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DẠ DÀY Ở TRẺ
GS. Chu Văn Tường
– Thuật ngữ viêm dạ dày được dùng để chỉ trường hợp niêm mạc dạ dày bị viêm. Bệnh bao gồm nhiều loại khác nhau.
VIÊM DẠ DÀY CẤP
Bệnh nguyên: thường là bỏng, sang chấn, sốc, nhiễm khuẩn huyết, rượu, Aspirin, corticoid, độc tố vi khuẩn (nhất là tụ cầu).
Triệu chứng: bệnh không có hoặc ít triệu chứng lâm sàng.
- Bệnh nhân kêu mệt mỏi, chán ăn.
- Đau bụng sau bữa ăn.
- Xuất huyết tiêu hóa: thường nhẹ, đôi khi xuất huyết nặng có thể gây tử vong; bệnh nhân nôn ra máu là trường hợp hay gặp nhất.
- X quang không giúp được nhiều cho chần đoán.
- Nội soi dạ dày: niêm mạc dạ dày cương tụ máu và loét chọt.
- Sinh thiết niêm mạc đề quyết định chẩn đoán.
VIÊM DẠ DÀY TEO ĐÉT
Bệnh thường gặp ở người lớn hơn ở trẻ em. Tổn thương niêm mạc: gồm teo lớp lamina propria, tuyến hạch niêm mạc dạ dày.
Bệnh nguyên chưa được biết rõ ràng.
Triệu chứng
- Nhiều bệnh nhân không có triệu chứng. Một số kêu buồn nôn, đau bụng sau bữa ăn.
- Dịch vị: giảm acid clohydric.
- X quang: hình ảnh dạ dày không có nếp nhãn ở bờ cong lớn và vùng đáy và hình ảnh nếp nhăn nhỏ lăn tăn ở thân dạ dày.
- Nội soi dạ dày: niêm mạc nhợt nhạt, mỏng.
ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DẠ DÀY Ở TRẺ
Chế độ ăn: bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng, nhiều Vitamin; không dùng gỉa vị như ớt, hạt tiêu.
Uống:
Dung dịch clohydric 1/10: 10-20 giọt pha với nước, ngày 2 lần. Pepsin: 0,20g, ngày 2 lần.
Predniolon: 2mg/kg/ngày, trong 10-20 ngày (vì một số tác giả phát hiện thấy kháng thể chống "tế bào thành" dạ dày, kết quả không rõ rệt).
Vỉtamin B12 100mcg/ngày (tiêm bắp) để chữa thiếu máu.
Vitamin B6: viên 5mg -1 viên/ngày.
Gastropuigite: 1-2 gói/1 ngày.