GS. Chu Văn Tường
Vi khuẩn vào đường mật qua đường hạch huyết, đường máu hoặc ống dẫn mật. Vi khuẩn thường gập nhất là E.coli. Nguyên nhân thuận lợi của nhiễm khuẩn đường mật là tắc đường mật bời sỏi mật hay khối u. Biến chứng nguy hiếm nhất là sốc do nội độc tố của vi khuẩn Gram âm.
TRIỆU CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG MẬT CẤP Ở TRẺ
Bệnh cảnh gồm tam chứng do Charcol mô tả:
• Đau bụng vùng thượng vị phải, có khi đau dữ đội và tái di tái lại.
• Vàng da.
• Sốt, kèm theo rét run, sổt có thể cao ở mức độ vừa phải.
Khám: sờ thấy vùng thượng vị phải căng đau.
Toàn trạng: bệnh nhi rất mệt mỏi, kém ăn.
Trường hợp có biến chứng sốc: bệnh cảnh rất nặng, cần được điều trị tích cực.
XÉT NGHIỆM VIÊM ĐƯỜNG MẬT CẤP Ở TRẺ
– Cấy máu tìm vi khuẩn gây bệnh
– Lấy dịch mật: cấy tìm vi khuẩn, tế bào mủ
– Công thức bạch cầu: bạch cầu tăng.
– Nước tiểu: có săc tố và muối mật.
ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG MẬT CẤP Ở TRẺ
Trong thời kì sốt dai dẳng, bệnh nhân cần năm nghỉ, ăn lỏng (sữa, súp, vv), chế độ ăn nhiều protein, vitamin.
Kháng sinh: dựa theo kháng sinh đồ.
Ampicillin 100mg/kg/ngày.
Genlamycin: 5-8mg/kạ/ngày.
Cloramphenicol: 50mg/kg/ngày.
Calaloxin (Kellex): l-2g/ngày, chia 2 lần.
Ngoại khoa: chỉ định khi điều trị nội khoa không đỡ và toàn trạng giảm sút.
Nếu có sốc: sau khi điều trị sốc, phẫu thuật để dẫn lưu mủ trong hệ thống ống mật.