VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
Là tình trạng viêm sung huyết, viêm teo, viêm phù nề hoặc loét của niêm mạc dạ dày – tá tràng. Nguyên nhân thýờng gặp do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) hoặc corticoid, các yếu tố khác như căng thẳng thần kinh, rượu bia, thuốc lá, ăn uống không điều độ…
A. CHẨN ĐOÁN VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
I. XÁC ĐỊNH:
– Lâm sàng: Đau thường có tính chu kỳ, kèm nặng bụng, nôn ói, ợ chua…
– Nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng xác định tình trạng viêm loét, xuất huyết….Sinh thiết niêm mạc dạ dày làm CLO-Test hoặc nuôi cấy tìm HP và làm làm kháng sinh đồ.
– Làm xét nghiệm CLO-Test để xác định nhiễm HP hoặc làm Test hơi thở để xác định nhiễm HP hoặc làm huyết thanh chẩn đoán nhiễm HP với IgM+.
II. PHÂN BIỆT VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG:
– Viêm tụy cấp.
– Viêm túi mật cấp.
– Viêm ruột thừa sớm.
B. ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG:
Có thể lựa chọn trong các nhóm thuốc sau để điều trị.
– Antacid (Phosphalugel, Varogel, Pepsane).
– Ức chế H2 (Cimetidin, Ranitidin, Famotidin).
– Ức chế bơm Proton (Omeprazole, Pantoprazole, Esomeprazole, Rabeprazole)
– Giảm co thắt, giảm đau (Buscopan, Spasmaverin, Nospa…).
– Chống nôn ói (Primperan, Motilium…).
– An thần (Dogmatil, Diazepam, Lexomil..).
– Diệt vi khuẩn HP với các thuốc phối hợp.
– Kết hợp điều trị thuốc, chế độ ăn uống, chế độ nghỉ ngơi..
C. BIẾN CHỨNG
– Thủng dạ dày-tá tràng.
– Xuất huyết tiêu hóa.
– Hẹp môn vị.
– Ung thư hóa (vùng bờ cong nhỏ, hang vị).
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
Helicobacter Pylori (+)
CHỈ ĐỊNH TÌM H.PYLORI:
• Chỉ định chính:
– Loét dạ dày – tá tràng.
– Viêm teo dạ dày.
– Sau phẫu thuật K dạ dày sớm.
– U malt.
– Tiền sử gia đình bị K dạ dày.
• Chỉ định tương đối:
– GERD.
– Khó tiêu không do loét.
– Tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng đang sử dụng NSAIDs dài hạn.
– Bệnh nhân yêu cầu.
• Chỉ định khác:
– Thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân.
– Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
– Cộng đồng dân cư có tỷ lệ K dạ dày cao.
– Bệnh nhân sử dụng NSAIDs.
– Bệnh nhân sử dụng Aspirin liều thấp kéo dài.
Các phương pháp phát hiện H. Pylori:
• Phương pháp xâm lấn:
– Mô học PCR (kiểu gen cagA, vacA, đột biến kháng thuốc).
– Nuôi cấy HP và làm kháng sinh đồ.
– Urease test nhanh (CLO test) cho kết quả trong 30phút.
• Phương pháp không xâm lấn:
– UBT (Urease Breath Test)// test hơi thở.
– Tìm kháng nguyên H.Pylori// phân.
– Huyết thanh học (IgM, IgG / HP).
PĐ 1 |
Phác đồ 4 thuốc có Bismuth (14 ngày) Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth (14 ngày) (nối tiếp hay đồng thời) |
PĐ 2 |
PPI + Amoxicilline + Levoíloxacin (10 ng ày) |
PĐ 3 |
Dựa theo kháng sinh đồ |
• PĐ 4 thuốc có Bismuth: |
||
– PPI (20 – 40mg) |
2lần/ngày |
|
– T etracylin 500mg |
4lần/ngày |
|
– Metronidazole 500mg |
3 lần/ngày |
14 ngày |
– Bismuth 120mg |
4lần/ngày |
|
• PĐ 4 thuốc không có Bismuth: |
||
– PPI (20 – 40mg) (xem bên dưới) |
2lần/ngày |
|
– Amoxicilline 1g |
2lần/ngày |
|
– Clarithromycin 500mg |
2lần/ngày |
14 ngày |
– Metronidazole 500mg |
2lần/ngày |
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ H.PYLORI (theo Maastrich IV Guidelines 2012)
PPI (Omeprazole, Pantoprazole, Esomeprazole, Rabeprazole ….)
Tiếp tục điều trị lành loét với PPI 20mg – 40mg/ngày trong 3 tuần tiếp theo.