[Tiêu hóa] Quy Trình Đặt Stent Dẫn Lưu Mật Qua Nội Soi Chụp Mật Tụy Ngược Dòng

I. Chỉ định

– Tắc mật do u ác tính đường mật

– Tắc mật do hẹp lành tính, hẹp sau phẫu thuật

– Dò mật

II. Chống chỉ định

Bao gồm những chống chỉ định chung của nội soi đường tiêu hóa trên

III. Quy trình thủ thuật

1. Chuẩn bị bệnh nhân trước thủ thuật

– Bệnh nhân nhịn ăn uống 8-12 giờ trước thủ thuật

– Xét nghiệm tiền phẫu

– Kháng sinh dự phòng

– Giải thích về thủ thuật cho thân nhân, bệnh nhân. Ký cam kết thủ thuật

2. Chuẩn bị thiết bị-dụng cụ

– Máy nội soi nghiêng, kênh thủ thuật 3,2 mm – 4,2mm

– Màn hình tăng sáng: Máy C-arm

– Cannula, guidewừe, dao cắt cơ vòng, dao kim

– Stent nhựa 7-10F với nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, và bộ đẩy Stent

– Dụng cụ nong đường mật

3. Qui trình kỹ thuật

– Bệnh nhân nằm nghiêng (T) hoặc nằm sấp mặt nghiêng (P)

– Bệnh nhân được gây mê nội khí quản

– Đưa ống soi vào D2 tá tràng và tiếp cận nhú Vater

– Dùng cannula hoặc dao thông vào đường mật

– Bom thuốc cản quang vào đường mật để xác định vị trí tắc

– Cắt mở rộng cơ vòng Oddi hoặc không

– Nong chỗ hẹp nếu cần

– Đặt Stent:

+ Luồng guidewữe vào ống mật chủ + Dùng ống đẩy đẩy Stent vào đường mật

+ Rút ống đẩy và guidewire sau khi đã xác định Stent đúng vị trí cần đặt

– Rút máy soi và hút hoi

4. Theo dõi sau thủ thuật

– Theo dõi biến chứng sớm: Xuất huyết, Thủng, viêm tụy cấp

– Theo dõi biến chứng muộn: Nhiễm trùng, tắc Stent, di lệch Stent…

IV. Tai biến và biến chứng của thủ thuật:

– Viêm phổi hít

– Nhiễm trùng huyết: Biến chứng này thường liên quan đến vấn đề vô trùng trong quá trình làm thủ thuật. Do đó, việc sử dụng kháng sinh phòng ngừa là cần thiết khi làm thủ thuật này.

– Viêm tụy cấp: Thường là viêm tụy nhẹ không cần điều trị

– Xuất huyết: biến chứng này thường liên quan đến kỹ thuật cắt cơ vòng Oddi và rối loạn đông máu của bệnh nhân. Do vậy cần phải điều chỉnh rối loạn đông máu trước khi làm thủ thuật cắt cơ vòng

– Thủng: Thường ít xảy ra, Là biến chứng nặng liên quan đến kỹ thuật soi và cắt cơ vòng Oddi.

– Tắc Stent: Thường do đặt Stent kích thước nhỏ hoặc quá dài, dịch mật nhiều cặn bùn.

– Di lệch Stent: Có thể di lệch vào trong hoặc ra ngoài ống mật chủ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận