[Tiêu hóa] Quy Trình Mở Dạ Dày Nuôi Ăn Qua Nội Soi

QUY TRÌNH MỞ DẠ DÀY NUÔI ĂN QUA NỘI SOI

I. Đại cương:

Việc nuôi dưỡng bệnh nhân thường có 2 đường chính:

– Nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa (Enteral feeding)

– Nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa (Parenteral feeding)

Việc nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa thường được chọn lựa vì phù hợp với chức năng sinh lý đường tiêu hóa, giá thành thấp và nguy cơ thấp hơn so với nuôi dưỡng bằng đường ngoại vi. Nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa giúp mau lành vết thương, giảm tình trạng nhiễm trùng và giảm thời gian nằm viện.

Dựa vào thời gian cần nuôi dưỡng, người ta chia làm 2 loại:

– Nuôi dưỡng ngắn hạn (<4 tuần): thường nuôi dưỡng qua ống thông mũi – dạ dày (nasogastric tube) hay mũi – ruột (nasoenteric tube)

– Nuôi dưỡng dài hạn (long-term feeding): thường thì thời gian nuôi dưỡng từ 4 tuần ừở lên và nhờ phương pháp mở dạ dày hay hổng tràng nuôi ăn.

– Các phương pháp mở dạ dày nuôi ăn là:

+ Mở dạ dày ra da qua nội soi (PEG: Percutaneous Endoscopic Gasừostomy)

+ Mở hỗng tràng ra da qua nội soi (PEG-J: Percutaneous Endoscopic Gas-trojejunostomy)

+ Mở dạ dày ra da dưới màn hình X-quang (Pecutaneous Radiologic Gas-trostomy)

+ Phẫu thuật (Surgical Gasứostomy)

– Mở dạ dày ra da qua nội soi thường được lựa chọn đầu tiên vì: giá thành thấp, tỷ lệ thành công cao (95%), có thể thực hiện ngay tại giường bệnh, thời gian thực hiện thủ thuật ngắn (15-30 phút), chỉ cần tiền mê, có thể cho ăn sớm sau thủ thuật (8-24h), việc rút ống nuôi ăn đơn giản và hầu hết không có dò sau khi rút ống nuôi ăn.

II. Chỉ định:

Tất cả các bệnh nhân có chỉ định nuôi ăn lâu dài (từ 4 tuần trở lên) và đường tiêu hóa phải đảm bảo chức năng tiêu hóa thức ăn (không nuốt được). Thông thường, thủ thuật này được chỉ định trong các tình huống sau:

– Bệnh nhân tai biến mạch máu não, chấn thương đầu mặt cổ.

– Tắc nghẽn cơ học đường tiêu hóa trên: ung thư thực quản, ung thư vùng hầu họng, miệng…

Mở dạ dày ra da qua nội soi còn được chỉ định trong các trường hợp ăn uống kém, không đảm bảo dinh dưỡng ứong quá trình điều trị như bệnh nhân bỏng, xạ trị hoặc hóa trị, dò thực quản, viêm phổi do đặt ống thông dạ dày – mũi.

Ngoài ra, trong một số tình huống lâm sàng đặc biệt, mở dạ dày ra da qua nội soi được chỉ định nhằm mục đích giải áp ở bệnh nhân u đường tiêu hóa gây tắc nghẽn hay bệnh nhân liệt dạ dày do bệnh lý đái tháo đường.

III. Chống chỉ định:

– Tất cả các trường hợp thành trước dạ dày không áp sát vào thành bụng, cụ thể các tình huống sau:

+ Báng: mức độ vừa và nặng

+ Béo phì

+ Gan lớn, đặc biệt là gan ừái, lách to + Bệnh nhân đã cắt dạ dày

– u thực quản, hạ họng: chống chỉ định khi ống soi không qua được và không tiến hành nong được qua nội soi

– Các bệnh lý thâm nhiễm dạ dày, dãn tĩnh mạch dạ dày

– Tắc ruột (trừ trường hợp mở dạ dày ra da để giải áp)

– Rối loạn đông máu không điều chỉnh được

– Bệnh nhân thẩm phân phúc mạc, bệnh lý dạ dày tăng áp cửa

IV. Chuẩn bị bệnh nhân trước thủ thuật:

– Bệnh nhân nhịn ăn uống 8-12 giờ trước thủ thuật

– Xét nghiệm chức năng đông máu: PT, aPTT, INR, tiểu cầu

– Ngưng các thuốc kháng đông như Wafarin, heparin, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu…

– Kháng sinh dự phòng

– Ký cam kết thủ thuật, phẫu thuật

V. Chuẩn bị thiết bị – dụng cụ:

– Máy soi dạ dày, kênh thủ thuật 2. 8mm

– Bộ kit mở dạ dày ra da (Cook, Boston Scientiíìc..kiểu pull hoặc push

VI. Qui trình kỹ thuật:

– Thủ thuật mở dạ dày ra da được tiến hành với một êkíp gồm 2 bác sĩ và 1 điều dưỡng phụ dụng cụ. Toàn bộ quá trình thủ thuật được thực hiện theo nguyên tắc vô khuẩn.

– Bệnh nhân nằm nghiêng ừái hoặc nằm ngửa, đưa ống soi vào thân vị, kiểm tra thành trước thân vị.

– Tìm điểm mở thông dạ dày bằng cách xác định dấu ấn ngón tay vào thành trước dạ dày và hình ảnh đèn soi chiếu sáng xuyên thành ữên thành bụng.

– Sát khuẩn thành bụng, gây tê da tại chỗ, rạch da khoảng lcm, dùng trocar xuyên da tại vết mổ vào thành dạ dày.

– Rút nòng sắt, luồn guidewừe và guidewừe được bắt bằng thòng lọng trong lòng dạ dày. Guidewire được kéo ra ngoài miệng theo ống nội soi.

– Gắn guidewire với ống nuôi ăn, sau đó ống nuôi ăn được kéo vào miệng, xuống thực quản vào dạ dày và ra ngoài theo vết mổ thành bụng.

– Cố định ống nuôi ăn, vệ sinh vết mổ và băng vết mổ.

Vll. Theo dõi sau thủ thuật:

– Theo dõi các biến chứng sau thủ thuật

– Bắt đầu nuôi ăn 8-24 giờ sau thủ thuật, số lượng dịch nuôi ăn bắt đầu vói 40ml/4h, sau đó tăng dần 25ml/ mỗi 12h để đạt 250ml/4h

– Thay băng, rửa vết thương hằng ngày.

– Ống nuôi ăn có thể sử dụng từ 6-12 tháng, nếu có chỉ định tiếp tục nuôi ăn thì thay ống nuôi ăn mới.

VIII. Biến chứng:

– Nhiễm trùng: nhiễm trùng vết mổ, thành bụng, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết. Do đó tất cả bệnh nhân cần phải cho kháng sinh dự phòng trước thủ thuật, đảm bảo quy tắc vô khuẩn trong quá trình thực hiện thủ thuật.

– Chảy máu: cần kiểm ừa đánh giá nội soi sau khi đặt ống, điều chỉnh các rối loạn đông máu trước thủ thuật.

– Di lệch ống hoặc tuột ống ra ngoài nuôi ăn: thường do kéo căng quá mức hoặc bệnh nhân kéo ống.

– Viêm phổi hít: do bơm quá nhiều trong mỗi lần, hoặc do hiện tượng không dung nạp ống nuôi ăn. Xử trí bằng cách giảm lượng dịch bơm nuôi ăn cho mỗi lần bơm, nằm đầu cao khi bơm qua ống cho đến 1 giờ sau bơm thức ăn. Nếu các biện pháp trên thất bại thì tiến hành PEG-J.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận