Phổi là cơ quan nhạy cảm với tia xạ có thể bị ảnh hưởng bởi điều trị phóng xạ bên ngoài. Đáp ứng của phổi được xác định bởi thể tích phổi bị chiếu tia, liều và tỷ sổ trị liệu, các yếu tố tăng hiệu lực ví dụ hóa trị liệu cùng lúc, trị liệu bàng tia xạ trước đó trong cùng một vùng và việc ngừng đồng thời biện pháp cơrticosteroid. Tổn thương phổi do tia xạ có triệu chứng xảy ra trong 10% số bệnh nhân được điều trị với trị liệu megavolt trong điều trị ung thư lồng ngực, 5 – 15% số bệnh nhân được điều trị ung thư phổi và 5 – 35% số bệnh nhân được điều trị u lympho. Có hai pha đáp ứng của phổi đối với tia xạ: pha cấp (viêm phổi tia xạ) và pha mạn tính (xơ phổi tia xạ).
Viêm phổi tia xạ
Viêm phổi tia xạ thường xảy ra 2 – 3 tháng (từ 1 – 6 tháng) sau khi hoàn thành quang tuyến trị liệu và được đặc trưng bởi khởi phát âm thầm khó thở, ho khan dại dẳng, cảm giác lồng ngực đầy hoặc đau, yếu mệt và sốt. Phát hiện mô bệnh học nổi trội là hình ảnh của viêm phổi kẽ tế bào lympho. Vùng phổi bị tổn thương nghe có tiếng lép bép thì hít vào khi bệnh nặng, trụy hô hấp và tím tái xảy ra. Đó là đặc điểm của hội chứng trụy hô hấp người lớn (ARDS). Thường có tăng bạch cầụ, tăng thời gian lắng máu. Xét nghiệm chức năng phổi phát hiện thể tích phổi giảm, giãn, suất phổi giảm, thiếu oxy máu, khả năng khuếch tán giảm, thông khí tự nguyện tối đa giảm. X quang phổi ít có mối quan hệ với các triệu chứng, thường thấy thâm nhiễm phế nang hay thâm nhiễm nốt với hình mờ như kính mờ được giới hạn của vùng bị chiếu xạ. Thường chụp phế quản có thể thấy bờ của thâm nhiễm sắc gọn giúp ta phân biệt viêm phổi tiạ xạ với những trường hợp khác như viêm phổi nhiễm khuẩn, sự trải rộng của mạch bạch huyết của ung thư và khối u tái phát. Điều trị gồm có aspirin, thuốc chặn ho và nghỉ ngơi tại giường. Suy hô hấp cấp nếu có thì điều trị một cách thích hợp. Dù không có bằng chứng là corticosteroid có hiệu qủa trong viêm phổi tía xạ, song prednison (1mg/kg/ngày, uống) thường được cho ngay trong khoảng một tuần sau đó giảm liều và duy trì ở 20 – 40 mg/ngày trong nhiều tuần rồi giảm chậm đi. Viêm phổi tia xạ thường được giải quyết trong 2 – 3 tuần. Tử vong do ARDS ít gặp.
Xơ phổi do tia xạ
Xơ phổi do tia xạ xảy ra gần như trong tất cả bệnh nhân được nhận một tiến trình đầy đủ về điều trị bằng tia xạ trong ung thư phổi hoặc lồng ngực. Các bệnh nhân viêm phổi tia xạ phát triển thành xơ phổi sau một giai đoạn xen kẽ giữa chừng tốt 6-12 tháng. Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng dù rằng khó thở tiến triển một cách chậm chạp xảy ra ở một số người. Xơ phổi tia xạ có thể xảy ra có hoặc không có tiền sử viêm phổi tia xạ. Tâm phế mạn và suy hô hấp mạn ít khi xảy ra. Hình ảnh X quang có hình ảnh phổi tắc nghẽn, xơ kẽ và xơ màng phổi dày đặc, thể tích phổi giảm, vòm hoành nhô cao, vùng chiếu tia xạ có ranh giới sắc rõ. Không có điều trị đặc hiệu và corticosteroid không có tác dụng.
Các biến chứng khác của trị liệu bằng tia xạ
Các biến chứng khác của điều trị bằng tia xạ trực tiếp đối với lồng ngực có tràn dịch màng tim, viêm màng ngoài tim co thắt, dò khí quản – thực quản, bệnh nấm candida thực quản, viêm da tia xạ, gãy xương sườn, tràn dịch màng phổi ít, viêm phổi tia xạ ngoài vùng chiếu tia, tràn khí màng phổi tự phát và tắc hoàn toàn đường hô hấp trung tâm ít khi xảy ra.