Trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease – GERD) là tình trạng thực quản trở nên viêm tấy dưới tác dụng của aci đi từ dạ dày lên. Thực quản là một ống kéo dài từ họng đến dạ dày. Khi thức ăn được nuốt vào miệng sẽ đi xuống thực quản.
Dạ dày sản xuất ra acid chlohyric (HCl) sau bữa ăn để giúp tiêu hóa thức ăn.
Lớp niêm mạc ở phía trong dạ dày có tác dụng chống lại sự ăn mòn của acid. Các tế bào của lớp này tiết ra một số lượng lớn chất nhầy có tính chất bảo vệ.
Lớp niêm mạc của thực quản không có những tính chất này do đó có thể bị acid của dạ dày làm tổn thương.
Bình thường, vòng cơ ở dưới cùng của thực quản được gọi là cơ vòng thực quản dưới, có tác dụng ngăn sự trào ngược lên của acid.
Cơ vòng này giãn ra trong khi nuốt để thứ ăn đi qua. Sau đó nó sẽ xiết lại để ngăn không cho thức ăn quay ngược trở lại.
Tuy nhiên trong bệnh GERD, cơ vòng thực quản giãn ra giữa các lần nuốt và làm cho các chất trong dạ dày và acid ăn mòn trào lên và gây tổn thương cho lớp niêm mạc của thực quản.
GERD ảnh hưởng gần 1/3 người trưởng thành ở Mỹ với nhiều mức độ khác nhau, ít nhất là 1 tháng 1 lần. Hầu hết 10% người trưởng thành bị GERD hằng tuần hay hằng ngày.
Không chỉ người lớn mà thậm chí trẻ nhỏ và trẻ lớn cũng đều có thể bị GERD.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính xác thì chưa được biết, nhưng người ta thấy rằng Những yếu tố sau góp phần làm yếu hoặc giãn cơ thắt thực quản dưới làm hiện tượng trào ngược trở nên nặng hơn:
Lối sống – sử dụng rượu, bia, thuốc lá, b o phì, đi khom lưng.
Thuốc ức chế Calci, theophylline (Tedral, Hydrophed, Marax, Brochial, Quibron),
nitrates, kháng histamine.
Chế độ ăn – nhiều mỡ và thức ăn chiên, sô cô la, tỏi, hành và thức uống có chứa caffein, thức ăn chua như trái cây thuộc giống cam quít, cà chua, thức ăn có nhiều gia vị, hương liệu bạc hà.
Thói quen ăn uống – ăn một lượng lớn thức ăn cùng một lúc, ăn trước khi đi ngủ.
Và một số tình trạng khác như thoát vị hoành, mang thai, đái tháo đường, tăng cân nhanh.
Thoát vị hoành là một tình trạng một phần trên của dạ dày chui lên trên cơ hoành (một cơ vững chắc ngăn lồng ngực với ổ bụng).
Bình thường, cơ hoành hoạt động như một hàng rào hỗ trợ giúp cơ thắt thực quản dưới giữ acid ở trong dạ dày không bị trào ngược lên thực quản.
Thoát vị hoành làm cho acid đi lên trên một cách dễ dàng.
Thoát vị hoành có thể là do ho dai dẳng, ói, căng thẳng hoặc tăng áp lực (rặn) đột ngột.
Béophì và mang thai có thể làm cho tình trạng này xấu đi.
Thoát vị hoành rất thường gặp ở những người trên 50 tuổi.
Thoát vị hoành thường không cần điều trị, trong trường hợp nặng, khi thoát vị hoành xoắn hoặc làm trào ngược nặng hơn thì cần phải phẫu thuật.
Triệu chứng
Chứng ợ nóng dai dẳng là triệu chứng thường thấy nhất của GERD
Ợ nóng là cảm giác đau rát ở giữa ngực, sau xương ức. Nó thường xuất hiện ở thượng vị và lan lên cổ.
Đau có thể kéo dài đến khoảng 2 giờ.
Ợ nóng thường nặng hơn sau khi ăn.
Nằm xuống hoặc gập người xuống có thể gây ra ợ nóng họăc làm cho nó nặng thêm.
Đau thường không bẳt đầu hoặc nặng hơn khi hoạt động thể lực.
Chứng ợ nóng đôi khi được cho là do có sự tăng tiết quá mức của dạ dày.
Không phải tất cả mọi người bị GERD đều bị ợ nóng.
Những triệu chứng khác của GERD
Ợ ra acid đắng trong khi ngủ hoặc cuối gập người.
Thấy vị đắng trong miệng.
Ho khan dai dẳng
Khàn giọng (đặc biệt vào buổi sáng)
Cả thấy khó chịu trong cổ họng, như có một mẫu thức ăn nằm ở đó.
Thở khò khè.
Những triệu chứng thường gặp ở trẻ em là nôn nhiều lần, ho và những vấn đề về đường hô hấp.
Thành viên Dieutri.vn