Cách sử dụng máy điện châm
Học thuật châm cứu từ hình thái buổi đầu ( các thế kỷ huyền sử trước công nguyên) là“ hào châm” ( tức thao tác châm cây kim vào huyệt vị và kích thích cây kim bằng tay), đến bây giờ ( thế kỷ 21) là sử dụng hình thái “điện châm”( tức là rung lắc cây kim bằng dòng điện sau khi đã châm vào huyệt vị). Nhưng có một thực tế là rất ít người am hiểu tường tận các “ kỹ thuật kích thích” cây kim ( của dòng điện ) đã tạo ra được nhữnghiệu ứng sinh học gì ? Nhất là hiện nay có rất nhiều thiết bị điện châm ( do nhiều hãng điện tử khác nhau sản xuất ) có “cấu hình vật lý “riêng, để tạo kích thích sinh học theo mục đích trị liệu không giống nhau… Bài viết này phác thảo vài nét đại cương về các thông số của máy điện châm, để giới thiệu cùng quí độc giả ( những người yêu thíchvà quan tâm đến hình thái điện châm trong trị liệu ) tường lãm…
Máy điện châm
I. Vài thuật ngữ thường dùng trong điện châm
1.1.Biên độ xung : là sự thay đổi về cường độ dòng điện ( chỉ tính bằng miliampe – mA )
1.2.Ngưỡng kích thích : là cường độ dòng điện đạt yêu cầu tạo ra được một kích thích vật lý mong muốn trên cơ thể sống. Do đó :
+ Biên độ xung nhỏ là kích thích yếu
+ Biên độ xung lớn là kích thích mạnh.
1.3.Tần số kích thích: là số xung động ( nhịp rung) được tạo ra trong đơn vị thời gian tính bằng phút. Cứ 60 nhịp xung xảy ra trong một phút, gọi là hertz – Hz ).
II. Các ngưỡng kích thích vật lý
Cơ thể người tiếp nhận những phản ứng vật lý cơ học khác nhau, tùy cường độ dòng xung điện như sau :
2.1. Ngưỡng cảm giác kiến bò : cần khoảng 1mA
2.2. Ngưỡng rung cơ : cần khoảng 1,5 mA
2.3. Ngưỡng co cơ : cần khoảng 2 – 3 mA
2.4. Ngưỡng đau : từ 4 – 4,5 mA
2.5. Ngưỡng tê : thường là
> 5 mA
Trên cơ sở hiểu biết ý ngĩa sinh học này, mà người vận hành máy điện châm sử lý tương thích với bệnh chứng cần điều trị.
Thí dụ :
– châm tê để nhổ răng cần ngưỡng > 5 mA
– châm hành khí hoạt huyết, cần ngưỡng rung cơ ( 1,5 mA )
– châm phục hồi di chứng bại liệt,cần ngưỡng co cơ ( 3 mA )
III. Phép bổ tả trong điện châm :nguyên lý chung gồm có :
– tả pháp là châm với liều lượng kích thích mạnh và kéo dài thời gian châm để tạo ức chế lâu dài ( trái ngược hẳn với tả pháp của hào châm là lưu kim ngắn thời gian ).
– bổ pháp là châm với liều lượng kích thích nhẹ và rút ngắn thời gian châm để tạo hưng phấn, hoạt hóa khí
huyết ( trái ngược hẳn với bổ pháp của hào châm là lưu kim dài thời gian ).
Thông thường trong thực tế lâm sàngcủa thao tác điện châm, mỗi khi vận dụng tả pháp hoặc bổ pháp, ngườivận hành thiết bị điện châm phải lưu ý qui cách của 3 thông số ( tầnsố, cường độ, thời lượng ).
3.1. Tả pháp :
– Tần số kích thích cao ( 4 – 10 Hz)
– Cường độ xung điện cao ( 2 – 5 mA )
– Thời gian châm dài ( 15 – 30 phút )
3.2. Bổ pháp :
– Tần số kích thích thấp ( 1 – 3 Hz )
– Cường độ xung điện thấp ( 1 – 1,5 mA )
– Thời gian châm ngắn ( < 15 phút )
Kinh nghiệm châm tê để mổ của GS. Nguyễn Tài Thu :
– Cường độ kích thích : 4 – 8 mA
– Tần số kích thích : 6 – 60 Hz ( phù hợp với tần số sinh học cơ thể người 5 – 100Hz)
– Thời gian châm : 15 – 30 phút.
IV. Các cấu trúc dòng xung điện : có 5 loại hình thể xung điện, như sau :
4.1. Dòng galvanique tức là dòng điện một chiều đều đều không thay đổi nhịp.
4.2. Dòng faradic là dòng xung điện hình gai nhọn
4.3. Dòng leduc là dòng xung điện hình chữ nhật
4.4. Dòng dia-dynamique là dòng xung điện hình đồ thị hàm số sinus.
4.5. Dòng lapique là dòng xung điện hình lưỡi cày .
Lưu ý quan trọng về tác dụng sinh học
– Mỗi cấu tạo hình thể xung điện, nhằm đạt hiệu ứng sinh học cần thông qua 2 yếu tố :
+ độ dốc (đd) lớn hay nhỏ ?
+ và bề mặt ( bm) rộng hay hẹp ?
Độ dốc lớn là kích thích mạnh ( hàm nghĩa tả pháp ).
Bề mặt rộng là chuyển hóa dinh dưỡng nhiều ( hàm nghĩa bổ pháp ).
Như vậy, chúng ta thấy rõ ngay định hướng điều trị của mỗi dòng xung điện được thiết kế trong máy điện châm.
Dòng xung faradic cần cho kích thích mạnh ( vì hình gai nhọn có độ dốc lớn và có bề mặt hẹp vì chưa cần chuyển hóa dinh dưỡng ).
Dòng xung leduc vừa cần cho kích thích mạnh, đồng thời cũng cần có chuyển hóa dinh dưỡng ( vì hình chữ nhật có độ dốc lớn và bề mặt rộng ).
Dòng xung dia-dynamique cần để kích thích yếu và chuyển hóa dinh dưỡng vừa phải ( vì hình đồ thị hàm sinus có độ dốc vừa phải và bề mặt cũng không rộng ).
Dòng xung lapique cần để kích thích trung bình và cũng cần có thêm sự chuyển hóa dinh dưỡng vừa phải ( vì hình lưỡi cày có độ dốc và bề mặt đều đặn ).
V. Phác đồ kỹ thuật điện châm
* Nguyên lý bổ – tả trong y thuật châm cứu là chìa khóa lâm sàngđể điều trị tốt các bệnh chứng cấp tính hoặc mãn tính. Máy điện châm làthiết bị thay cho sức người làm nhiệm vụ bổ-tả vừa nêu; do đó tùy theokết cấu điện học của mỗi máy điện châm, mà ta có phác đồ kỹ thuật như sau :
5.1. dòng xung galvanique vận dụng để chữa bệnh mãn tính cho người lớn tuổi…( hiện nay ít dùng )
5.2.dòng xung lapique và dòng xung dia-dynamiquevận dụng để điều trị các bệnh chứng mà thể trạng người bệnh cần phải cóthêm kích thích sinh học để chuyển hóa dinh dưỡng vào tổ chức bị bệnh (như bệnh viêm phế quản mãn, loét dạ dày- tá tràng, hen phế quản do dịứng…).
5.3. dòng xung faradic và dòng xung leducvận dụng để điều trị các bệnh cấp tính mà thể trạng người bệnh chưa suynhược lắm ( như các chấn thương mới xảy ra, bệnh mới mắc phải lầnđầu…. ).
5.4. trường hợp chữa nuy chứng ( bại liệt ) hoặc tý chứng (đau nhức cơ – xương – khớp) mãn tính ( bệnh lâu ngày mà cơ bắp đã teo nhỏ, co cứng…) cần vận hành dòng xung laqique hoặc dòng xung dia-dynamique theo hình thái gián đoạn, để cơ bắp có lúc rung cơ , co cơ tích cực, có lúc lại được thư giãn tiếp nhận sự hồi phục dần dần…
TÓM TẮT
Việc áp dụng thao tác bổ – tả trong điện châm cũng cần thiết như hào châm kinh điển, và các dòng xungđiện được kết cấu trong thiết bị điện châm là nhằm thực hiện tốt nhấtkhi được vận hành tương thích với bệnh chứng :
– 3 dòng xung : galvanique, lapique, dia-dynamique là khái niệm bổ pháp ( rung kim nhẹ tay, để hưng phấn việc chuyển hóa sinh học, tăng cường thêm sức đề kháng….)
– 2 dòng xung : leduc, faradic là khái niệm tả pháp ( rung kim mạnh tay, để ức chế các tác nhân bệnh lý, hoạt hóa các khả năng đề kháng….)