[Trường phái Châm cứu] Nhĩ châm

NHĨ CHÂM

KỸ THUẬT CHÂM CỨU TRÊN LOA TAI

Cấu tạo loa tai chủ yếu trên da dưới sụn, một vài chỗ có vài cơ dẹt mỏng, vì vậy châm ở loa tai khác với châm ở cơ thể.

Châm kim: có thể theo hai hướng (châm thẳng góc với da sâu 0,1 – 0, 2cm không châm xuyên qua sụn hoặc châm chếch 30 – 40 độ) hoặc khi cần có thể châm luồn dưới da xuyên vùng này qua vùng khác.

Cảm giác đạt được khi châm (cảm giác đắc khí/loa tai):

Châm vào huyệt a thị trên loa tai, bệnh nhân thường có cảm giác đau buốt, nóng bừng và đỏ ứng bên tai châm.

Cảm giác căng tức: do đặc điểm tổ chức học của loa tai (có rất ít cơ) nên cảm giác hầu như rất khó đạt được

Cài kim: thủ pháp thường áp dụng khi thầy thuốc muốn kéo dài tác dụng của nhĩ châm. Kim được sử dụng là loại kim đặc biệt, giúp thầy thuốc dễ dàng cài đặt và cố định trên loa tai. Kim này có tên là nhĩ hoàn.

Cứu: rất ít sử dụng vì khó thực hiện.

Thủ thuật bổ tả: trong nhĩ châm, phương pháp bổ tả được thực hiện đơn giản hơn hào châm, (kích thích mạnh tả, kích thích nhẹ: bổ).

Liệu trình:

Khi chữa bệnh cấp tính, nếu bệnh giảm thì có thể ngưng châm.

Nếu chữa bệnh mạn tính, nên ước định một liệu trình khoảng 10 lần châm. Có thể thực hiện tiếp liệu trình thứ 2 (nếu cần thiết). Giữa hai liệu trình nên nghỉ vài ngày.

Khi cần điều trị dự phòng, có thể châm cách 7 – 10 ngày/lần.

Lưu kim: tùy theo mục đích chữa bệnh mà quyết định lưu kim lâu mau.

Điều trị bệnh cấp, nhất là có kèm đau: rút kim khi hết đau hoặc khi bệnh giảm nhiều.

Muốn duy trì tác dụng, có thể lưu kim 24 – 48 giờ, thậm chí cả 7 – 10 ngày.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận