[Trường phái Châm cứu] Nhĩ Châm Trong Điều Trị, Chẩn Đoán, Phòng Bệnh

 

Nhĩ châm

Cơ sở lý luận của nhĩ châm

DÙNG NHĨ CHÂM VÀO ĐIỀU TRỊ

Trong chữa trị bằng châm cứu nói chung, có cách châm vào nơi đau (huyệt a thị) để chữa bệnh. Cách này khá thông dụng được dùng riêng lẻ hay kết hợp trong một công thức huyệt. Thực tiễn cho thấy tác động trên huyệt a thị nhiều khi đạt được kết quả không ngờ. Trong phương pháp châm kim ở loa tai để chữa bệnh, người ta dùng 3 cách sau:

Dùng huyệt a thị (cũng có thầy thuốc vừa châm kim ở các huyệt của 14 đường kinh của thân thể vừa châm vào huyệt a thị của loa tai).

Châm kim vào các vùng ở loa tai được quy ước là có quan hệ với nơi đang có bệnh (ví dụ: bệnh dạ dày châm vào vùng dạ dày, bệnh ở đầu gối châm vùng đầu gối, đau thần kinh hông châm vùng vùng thần kinh hông). Cách này tuy chưa đầy đủ nhưng đơn giản và dễ áp dụng.

Dùng các điểm phản ứng trên loa tai theo lý luận y học hiện đại và y học cổ truyền, thực tế chỉ cách này là đem lại kết quả tốt.

Ví dụ: đau mắt đỏ cần châm vùng gan, mắt để bình can giáng hỏa (theo lý luận y học cổ truyền); tắc tia sữa châm vùng tuyến vú, nội tiết để thông sữa (theo y học hiện đại); hành kinh đau bụng châm vùng tử cung, thận, giao cảm, nội tiết (kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại).

Các thầy thuốc ngày càng có xu hướng kết hợp cách thứ 3 với huyệt a thị tìm thấy trên loa tai trong một công thức điều trị.

DÙNG LOA TAI VÀO CHẨN ĐOÁN

Điểm phản ứng bệnh lý xuất hiện tại các vùng đại biểu ở loa tai của các cơ quan nội tạng bị bệnh trong khá nhiều trường hợp giúp cho thầy thuốc hướng chẩn đoán, xác định cơ quan tạng phủ bị bệnh.

Ví dụ: điểm ấn đau giữa vùng đại trường và tiểu trường trong bệnh viêm ruột thừa cấp; điểm ấn đau ở vùng dạ dày trong cơn đau dạ dày cấp…; điểm ấn đau có điện trở thấp tại vùng gan, thận trong một số trường hợp huyết áp cao.

Nói chung, sự thay đổi ở loa tai đến nay đã có những đóng góp nhất định vào chẩn đoán vị trí bệnh, nhưng phải biết đánh giá và chọn đúng những điểm phản ứng tiêu biểu. Trong công trình gần đây của mình, Nogier có giới thiệu một phương hướng tìm tòi thông qua sự đáp ứng của các điểm phản ứng bệnh lý trên loa tai đối với kích thích nóng lạnh để xác định trạng thái hàn nhiệt và hư thực của bệnh.

Thông thường các thầy thuốc kết hợp những dấu hiệu bệnh lý xuất hiện trên loa tai, các dấu hiệu trên đường kinh hoặc các biểu hiện về mạch chứng khác để chẩn đoán toàn diện và chính xác.

DÙNG LOA TAI VÀO PHÒNG BỆNH

Ngoài ý kiến của người xưa xoa vành tai để bổ thận khí, “gõ trống trời” bật vành tai để bảo vệ tai, cho đến gần đây chưa có báo cáo ở nước ngoài về dùng loa tai trong phòng bệnh.

Viện Đông y, từ năm 1965 đã tiến hành tiêm liều lượng nhỏ (mỗi mũi kim vài giọt) sinh tố B1 0,025g (hoặc sinh tố B12 1000ó) pha loãng với nước cất tiêm vào vùng lách, dạ dày để đạt kết quả ăn ngủ tốt, qua đó tăng sức chống đỡ của cơ thể. Người ta cũng đã tiêm novocain 0,25 – 0,5% 1/10ml vào vùng họng, amiđan để giảm số lần viêm nhiễm của các cơ quan này ở người lớn và trẻ em (nhất là trẻ em) có viêm họng, viêm amiđan; mỗi tuần tiêm 3 lần tiêm trong 3 – 4 tuần thấy đạt kết quả tốt.

Phân bố vùng đại biểu trên loa tai

Vùng loa tai và cơ thể tương ứng:

Chi trên: chủ yếu ở thuyền tai.

Chi dưới: chủ yếu ở trên hai chân đối vành tai.

Cột sống: chạy suốt từ chân dưới đối vành tai đến hết đối vành tai.

Đầu: chủ yếu ở dái tai và quanh bình tai.

Nội tạng: xoắn tai trên chủ yếu là vùng nội tạng ở bụng, xoắn tai dưới chủ yếu là vùng nội tạng ở ngực.

Vùng dưới vỏ: thành trong của đối bình tai.

Nguyên tắc phối hợp huyệt trong nhĩ châm để phòng và trị bệnh:

Điểm (vùng) phản ứng.

Huyệt nhĩ châm được quy ước là có quan hệ với nơi đang có bệnh.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận