[Trường phái Châm cứu] Phương pháp Đầu châm trong châm cứu

Đầu châm

Phương pháp châm ở đầu (chính xác hơn là châm da đầu) là một phương pháp mới kết hớp hợp giữa lý luận của từng tác dụng của từng vùng não của y học hiện đại với phương pháp châm của y học cổ truyền.

Do bác sĩ Tiêu Thuận Phát giới thiệu lần đầu tiên trong ‘Chinesse Med. J 1977, 3, 5, 325 – 328) với tựa đề: ‘Đầu Châm Trị Não Bệnh’.

Công trình nghiên cứu về Đầu Châm được khởi bắt đầu từ năm 1971 tại bệnh viện Tây An, Trung Quốc. Và từ năm 1973 trở đi, có rất nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu về Đầu Châm đã được phổ biến. Có thể kể một số tài liệu có giá trị:

+ L’Acupuncture CeÙrébrale của L. Rocia đăng trong N.Review Internationale D’Acunpucture 1973, 30.

+ L’Agopunctura Crania của G. Gomirato và các cộng sự đăng trong Journées Franco – Italiennes D’Acupuncture et D’Auriculothérapie 1975, p 83-87.

+ Applications Thérapeutiques de la Craniopuncture của Mai Văn Động, đăng trong Menstruel Medicine Acupuncture 1975, số 22, trang 61-66.

+ La Craniopuncture của Nguyễn Văn Nghị, đăng trong Menstruel Medicine Acupuncture 1975, số 26, trang 229-232.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐẦU CHÂM

Dựa theo nguyên tắc: Bệnh ở trong phát ra bên ngoài. Các bệnh phát ra từ não thường biểu hiện ra các loại rối loạn chức năng của tế bào vỏ não hoặc do đường dẫn truyền chi phối vận động cảm giác và các chức năng khác của cơ thể hoặc các cơ quan nội tạng khác bị tổn thương gây nên. Châm vào các vùng ở đầu (Đầu châm) tương ứng với các vùng chức năng ở vỏ não sẽ tạo ra kích thích phóng ra các xung động dẫn truyền đến cơ thể hoặc cơ quan nội tạng có liên hệ với vỏ não, giúp điều chỉnh được các rối loạn.

Vùng đầu. nhất là ở Hồi Trán Lên, có một vùng phản chiếu toàn bộ cơ thể (cảm giác, vận động) dưới hình một ‘chú lùn dị dạng’ : đầu và tay chân’ to.

Ngoài ra, Vỏ Não và Não có liên quan đến hầu hết tát cả các bộ phận cơ quan của cơ thể, đặc biệt qua 52 khu mà Broadmann mô tả.

Như vậy rõ ràng não (qua vùng da đầu, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Vì vậy, khi kích thích vào các vùng ở da đầu, đã tác động đến Vỏ Não và các định khu tương ứng với các cơ quan tạng phủ, đưa đến sự điều chỉnh, lập lại thăng bằng khi có rối loạn (bệnh lý).

Trên da đầu, có rất nhiều mạch máu và dây thần kinh. Khi châm kim vào, sẽ có cảm giác rất đau. Tuy nhiên, nơi người bình thường, vùng da đầu bị châm có cảm giác đau, tê, tức, các bộ phận khác không có cảm giác gì.

Trái lại, nơi người bệnh, khi châm vào vùng da đầu tương ứng với vững chức năng ở Vỏ não có khả năng bị rối loạn, sẽ thấy có cảm giác khác thường như tê, tức, nóng, ra mồ hôi… xuất hiện ở bộ phận tương ứng trên cơ thể người bệnh.

Thí dụ: Điều trị người bệnh liệt nửa người bên phải do di chứng viêm màng não, châm vào vùng da đầu tương ứng với trung khu vận động ở vỏ não: một phút sau, người bệnh cảm thấy có luồng nóng từ chi trên truyền xuống chi dưới, ra tận đầu ngón tay, ngón chân. Vê kim liên tục 3 phút, luồng cảm giác nóng ấy dần dần tăng lên làm cho tay chân bệnh nhân thấy dễ chịu. Có nhiều trường hợp, châm xong, rút kim ra, nhiều bệnh nhân đã có thể cử động được những chi trước đây đã liệt…

Trong Y học cổ truyền, theo lý thuyết của hệ kinh mạch thì ‘Đầu là nơi hội của các (12) kinh

Dương’. Mạch Đốc thống suất các đường kinh dương. mạch Nhâm quản lý các đường kinh âm. hai mạch này đều đi qua vùng đầu mặt, vì thế đau và toàn thân có quan hệ với nhau.

Thiên ‘Mạch Yếu Tinh Vi Luận (Tố Vấn 18) ghi: "Đầu giả, tinh minh chi phủ’, được Trương Trọng Cảnh chú giải là " Tinh khí tạng phủ đi lên đầu”.

Theo Y học cổ truyền thì ‘Não là phủ (nơi ở) của nguyên thần’, ám chỉ rằng hoạt động tinh thần của con người có cơ sở vật chất là não.

Sách ‘Thiên Kim Phương’ viết: "Người ta có trí nhớ là nhờ vào não", điều này cho thấy tầm quan trọng của não đối với hoạt động tinh thầ, đối với thất tình (Hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng). Theo Y học cổ truyền, thất tình là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh nội thương: Mừng quá làm hại Tâm, giận quá hại Can…

Đối với học thuyết ‘Phủ kỳ hằng: não là bể của tủy, Thận là gốc của tiên thiên, có chức năng làm chủ xương, sản sinh ra tủy (Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tủy nuôi xương).

Sự liên hệ giữa não và tủy là mối quan hệ giữa não và thận. Về mặt điều trị, điều chỉnh não có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh thận và ngược lại, điều chỉnh thần cũng có tác dụng đối với não. Thận có Thận thủy và Thận hỏa. Thận hỏa là nguồn gốc của mọi hoạt động dương tính của các nội tạng trong cơ thể. Thận thủy là nguồn gốc mọi thể chất âm tính của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Như vậy từ tầm quan trọng của quan hệ giữa Thận và não có thể thấy sự quan trọng của quan hệ giữa Thận và đầu, do đó, tầm quan trọng về sinh lý, bệnh lý và điều trị của thận về cơ bản cũng là tầm quan trọng của đầu.

Xác Định Các Khu Kích Thích Của Đầu Châm

Để điều trị tốt bằng Đầu Châm, cần nắm vững các vùng (khu) kích thích ở đầu tương ứng với các vùng của cơ thể.

Để xác định các khu kích thích của Đầu châm, có thể dựa vào các tuyến tiêu chuẩn:

+ Tuyến Chính Giữa: Vạch một đường nối khoảng giữa hai đầu lông mày (huyệt Ấn đường) qua đỉnh đầu đến chính giữa đỉnh lồi ngoài chẩm.

+ Tuyến Lông Mày – Chẩm: Vạch một đường nối trung điểm bờ trên lông mày, qua tóc mai, qua sau vành tai đến đỉnh lồi ngoài chẩm.

14 ĐƯỜNG CHUẨN CỦA ĐẦU CHÂM

1- Đường Giữa Đầu: Dài 1 thốn. Bắt đầu từ huyệt Thần đình (Đm 24) đi dọc ra phía sau theo mạch Đốc.

TD: Trị bệnh về đầu, mũi, lưỡi, mắt, họng và các rối loanh về tâm thần như đau đầu, chóng mặt, đau nhức mắt, nghẹt mũi, đắng miệng, tai ù, họng sưng, mặt sưng, mất ngủ, trầm cảm, động kinh, mất trí nhớ.

2- Đường Bên Đầu I: Dài 1 thốn. Từ huyệt My xung (Bq 3) dọc ra phía sau theo đường kinh Bàng quang.

TD: Trị bệnh ở phổi, tim, thượng tiêu như ho, suyễn, ngực đầy, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, nghẹn, đau dạ dầy, khó nói cứng lưỡi

3- Đường Bên Đầu 2: Dài 1 thốn. Từ huyệt Đầu Lâm Khấp (Đ 15) đi dọc ra sau theo đường kinh Bàng quang.

TD: Rối loạn ở Tỳ, Can, Bàng quang, Vị và trung tiêu: bao tử đau, nôn mửa, nấc, đau bụng, tiêu chảy, hạ sườn đau, vú sưng đau, chóng mặt, bệnh về mắt.

4- Đường Bên Đầu 3: Dài 1 thốn. Từ huyệt Đầu Duy (Vi 8) hơi xích xuống 0.75 thốn.

TD: Rối loạn Ở Thận, bàng quang, bạ tiêu như tiểu không tự chủ, đái dầm, mộng tinh, di tinh, tiêu chảy mạn

5- Đường Giữa Đỉnh Đầu: Dài 1.5 thốn. Từ huyệt Bá Hội (Đc 20) đến huyệt Tiền Đỉnh (Đc 21).

TD: Trị đau eo lưng, chi dưới liệt, tê, đau, tiểu nhiêu, lòi dom, động kinh. rối loạn não.

6- Đường Chéo Trước Đỉnh Đầu – Thái Dương: Từ huyệt Tứ Thần Thông (trước Bá Hội 1 thốn) xiên đến huyệt Huyền Ly (Đ 6). Đoạn này chia làm 5 phần: 1/5 trên trị liệt chi dưới, 2/5 giữa trị liệt chi trên, 2/5 dưới trị liệt mặt, không nói được, chảy nước miếng, xơ cứng mạch máu não.

7- Đường Chéo Sau Đỉnh Đầu – Thái Dương: Từ huyệt Bá Hội chéo đến huyệt Khúc Mấll (Đ 7), chia làm 5 phần: 1/5 trên trị đau, ngửa, tê chi dưới, 2/5 giữa trị đau, ngứa, tê chi trên, 2/5 dưới trị đau, ngứa, tê vùng đầu, mặt. Đường này băng qua mạch Đốc, kinh Bàng quang và kinh Đởm.

8- Đường Ngang Đỉnh 1 : Dài 1,5 thốn. Cách đường giữa đỉnh 1 ,5 thốn, từ huyệt Thừa Quang (Bq 6) lui về phía sau theo đường kinh Bàng quang.

TD: Trị bệnh ở thắt lưng và chân như liệt, đau, tê ở chi dưới. Cũng được dùng trị rối loạn vận động.

9- Đường Ngang Đỉnh 2: Dài 1,5 thốn. Cách đường giữa đỉnh 2,25 thốn. Từ huyệt Chính Dinh (Đ 17), lui về phía sau theo kinh Đởm. Đường này thuộc kinh Đởm.

TD: Trị rối loạn vận động ở vai, chi trên, gồm liệt đau và tê.

10- Đường Thái Dương Trước: Từ huyệt Hàm Yến (Đ 4) đến huyệt Huyền Ly (Đ 6). Thuộc về kinh Đởm.

TD: Trị đau nửa đầu (Migrain), liệt mặt ngoại biên, nói khó, bệnh ở miệng.

11- Đường Thái Dương Sau: Đường nối huyệt Suất Cốc (Đ8) đến Khúc Mấn (Đ 7).

TD: Trị nửa đầu đau, chóng mặt, ù tai, điếc.

12- Đường Chẩm Trên – Giữa: Đường nối huyệt Cường Gian (Đc 18) đến huyệt Não Hộ (Đc 17).

TD: Trị bệnh ở lưng và thất lưng, bệnh về mắt.

l3- Đường Chẩm Ngang – Trên: Chạy song song và ngang với đường trên – giữa của chẩm. Thuộc kinh Bàng quang.

TD: Trị Lưng và thắt lưng đau, mắt đau.

GC: Thường dùng chung với đường Chẩm Trên – Giữa.

14- Đường Chẩm Dưới – Ngang: Dài 2 thốn, từ huyệt Ngọc Chẩm (Bq 9) xuống huyệt Thiên Trụ (Bq 10). Thuộc về kinh Bâng quang.

TD: Điều hòa các rối loạn về não, đau vùng chẩm.

Các Khu Kích Thích Của Đầu Châm

Theo đúng nguyên xuất thì chỉ có 16 Khu nhưng đối với các tác giả người Pháp lại xếp có 14 Khu, vì theo họ, Khu Gan Mật và Bao Tử là một, Khu Sinh Dục và Ruột cũng là một khu.

Sau này, Bác sĩ Nguyễn Văn Nghị, trong tạp chí Menstruel Medicine Acupuncture số 20 và 26 năm 1975 đã nêu thêm ba Khu nữa là Khu Mũi Lưỡi Họng (Zone Naso – Glosso – Pharynginenne), Khu Tâm Lý Cảm Xúc (Zone Psycho – Affective) và một Khu Chế Ngự Bệnh Tâm Thần (Zones De Maitrise Des Maladies Mentales). Đến năm 1977, trong tạp chí ‘Chinese Medicine Jourrnal’ lại thấy nêu ra một Khu Phối Hợp Chức Năng Tâm Thần Vận Động Khác Thường (Zones Psychomotrices Extraordinaires) do đó hiện nay số lượng Khu Kích Thích lên đến 20 Khu, được phân bố như sau:

Khu Huyệt

Vị Trí

Tác Dụng

KHU CẢM GIÁC

Chạy song song với khu vận động, cách phía sau Khu Vận Động 1,5cm.

Trị rối loạn cảm giác.

KHU CHẾ NGỰ BỆNH TÂM THẦN

Ở trên đường giữa, bắt đầu ở phía đầu ngoài xương chẩm và trải dài 3,5cm xuống phía dưới.

Trị bệnh tâm thần.

KHU CHÓNG MẶT – NGHE

Từ đỉnh tai thẳng lên 1,5cm, vạch một đường ngang, mỗi đường dài 2cm về phía trước và phía sau. Đoạn này dài khoảng 4cm. Trung điểm của đoạn này nằm thẳng trên điểm cao nhất của mí tóc trên tai, cách 1,5cm.

Trị tai ù, điếc, hội chứng Menière, chóng mặt tiền đình (do tổn thương dây thần kinh số VIII).

KHU CO BÓP MẠCH MÁU

Chạy song song với Khu Khống Chế Múa Giật Run Rẩy (3), và cách phía trước khu này khoảng 1,5cm.

Trị phù mạch máu não, Huyết áp cao.

KHU DẠ DẦY

Từ giữa con ngươi lên, kẻ một đường thẳng song song với đường chính giữa, từ mi tóc trán lên 2cm.

Trị đau vùng Thượng vị (bụng trên), dạ dầy.

KHU ĐƯỜNG RUỘT

Từ khu Sinh Dục kẻ một đường thẳng đi xuống dài 2cm là khu ruột. Hoặc lấy ở đường dọc qua khoé mắt ngoài, từ mí tóc trán xuống 2cm.

Trị các bệnh đường ruột.

KHU GAN MẬT

Từ khu dạ dày, kẻ 1 đường thẳng đi xuống khoảng 2cm là khu gan mật.

Trị các bệnh gan mật.

KHU KHOANG NGỰC

Kẻ một đường thẳng song song nằm giữa đường chính giữa và khu dạ dày, từ giao điểm của đường đó và chân tóc phía trước lên 2cm, xuống 2cm trên đường song song nói trên (trên đường dọc qua khoé mắt trong, dài 4cm, điểm giữa tại mí tóc trán).

Bệnh vùng ngực, hen phế quản, tim đập nhanh, tức ngực.

KHU KHỐNG CHẾ MÚA GIẬT RUNRẨY

Cách phía trước Khu Vận Động 1,5cm, song song với khu vận động.

Trị trẻ nhỏ múa giật, hội chứng Parkinson, bệnh rung giật .

KHU MŨI, LƯỠI, HỌNG

Dài 4cm, từ điểm giữa mí tóc trên lên 2cm và xuống 2cm.

Trị bệnh ở mũi, lưỡi, họng.

KHU NGÔN NGỮ 1

Tại điểm 2/5 dưới của Khu Vận Động Mặt (2/3).

Không đọc được chữ (mù chữ), khó nói.

KHU NGÔN NGỮ 2

Từ mỏm (ụ) xương đỉnh, gạch một đường song song với đường chính giữa. Từ mỏm này lui về phía sau 2cm, gạch một đường dài 3cm (hướng xuống phía sau) là Khu Ngôn Ngữ 2.

Trị không hiểu được lời nói.

KHU NGÔN NGỮ 3

Từ trung điểm Khu Chóng Mặt – Nghe, kẻ một đường ngang lui về phía sau dài 4cm, nằm ngang phía trên tai, (chung với Khu Chóng Mặt – Nghe khoảng 2cm).

Trị câm.

KHU PHỐI HỢP CHỨC NĂNG TÂM THẦN NGOẠI Ý

Ở chỗ khởi điểm của đường nếp gấp tóc trán, kẻ một đường thẳng dài khoảng 1,5cm, hướng về phía đỉnh, lấy đó làm chuẩn, ra ngang 1,5cm, 3cm, 4,5cm và một đường kéo về phía đỉnh dài khoảng 1,5cm (xem hình).

Trị bệnh tâm thần, rối loạn do não.

KHU SINH DỤC

Thẳng khoé ngoài mắt lên, từ mi tóc góc trán gạch một đường dài 2cm song song với đường chính giữa.

Trị tử cung xuất huyết cơ năng, bụng dưới đau.

KHU TÂM

CẢM XÚC

Song song với đường giữa, cách đường giữa 2mm trung điểm của khu này ở giữa Khu Co Bóp Mạch Máu và đỉnh của Khu Khoang Ngực.

Trị bệnh tâm thần.

KHU THĂNG BẰNG

Từ lồi ngoài chẩm, sang ngang 3,5cm, từ chuẩn đó gạch xuống 1 đường dài 4Cm, song song với đường chính giữa. Điểm cao nhất của nó nằm ngoài cục lồi ỡ phía sau đầu 3,5cm.

Trị mất thăng bằng do tổn thương tiểu não.

KHU THỊ GIÁC

Từ lồi ngoài chẩm, sang ngang 1cm, từ chuẩn đó gạch xuống một đường dài 4cm, song song với đường dọc giữa xương chẩm, điểm thấp nhất của tuyến này nằm ngoài cục u lồi phía sau đầu.

Trị thị lực chướng ngại do vỏ não, mù do tổn thương thùy chẩm.

KHU VẬN DỤNG

Từ mỏm xương đỉnh gạch xuống một đường thẳng đứng và 2 đường chéo phía trước và phía sau đường thẳng trước, tạo thành 2 góc, mỗi góc 40o. Cả 3 đường đều dài 3cm. Đó là Khu Vận Dụng.

Trị cầm nắm khó khăn.

KHU VẬN ĐỘNG

Lấy trung điểm của tuyến chính giữa lui về phía sau khoảng 0,5cm, là chuẩn trên.

Giao điểm của tuyến lông mày với mép trước tóc mai là chuẩn dưới.

Đường nối 2 chuẩn trên và chuẩn dưới (thành 1 đường chéo) là khu vận động (điểm trên của khu này là chỗ xoáy tóc đỉnh đầu, điểm dưới khu này là nơi mi tóc bên gặp đường nối điểm giữa mày với cục u nhọn phía sau đầu).

Cách chung, vùng này dùng trị các rối loạn vận động do các tai biến mạch máu não và viêm não.

KHU VẬN ĐỘNG – CẢM GIÁC CHI DƯỚI

Từ chuẩn trên của Khu Cảm Giác, lui về phía sau 1cm, sang 2 bên mỗi bên 1cm, đó là chuẩn. Từ chuẩn đó gạch một đường dài 3cm, hướng về phía trước, song song với đường chính giữa là khu định tìm (nằm 2 bên điểm trên của Khu Vận Động và điểm trên của Khu Cảm Giác).

Chân phía bên kia đau, tê, liệt, lưng đau cấp do chấn thương, phù chi dưới do vỏ não, trẻ nhỏ đái dầm, tử cung sa, đái tháo do vỏ não.

Cách Châm

Sát trùng vùng định châm, đâm kim vào đến độ sâu cần thiết, dùng ngón tay cái và ngón

trỏ vê kim. Mỗi phút vê khoảng 100-200 lần. Vê liên tiếp 1-2 phút rồi lưu kim 5-10 phút. Lại vê kim một lần nữa, sau đó rút kim. Dùng bông sát trùng bịt chặt lỗ kim cho khỏi chảy máu.

Các bệnh cần châm lâu ngày (bại liệt…) mỗi ngày châm một lần. 20 lần là một liệu trình.

Nghỉ 3-5 ngày rối lại tiếp tục liệu trình thứ hai.

Một số bệnh nhân sau khi châm bệnh giảm dần. Một số giảm theo dạng làn sóng (bớt rồi lại tái phát nhiều lần. sau đó mới giảm dần).

Vượng Châm

Một số bệnh nhân trong khi châm bị choáng, chóng mặt, sắc mặt nhợt nhạt chân tay lạnh, trụy mạch… Đó là dấu hiệu vượng châm.

Rút kim ra ngay, cho người bệnh nằm, uống một ít nước nóng. Nếu chưa tỉnh, bấm hoặc châm huyệt Nhân trung, Bá hội.

Cảm Giác Khi Châm

Thường có cảm giác nóng, tê, đau. Thường gặp nhất là cảm giác nóng.

Những bệnh nhân thường có cảm giác tê, lạnh đau… trong quá trình châm, các cảm giác khác thường đó sẽ giảm hoặc mất dần.

Có những bệnh nhân tuy không có cảm giác khi châm nhưng cũng đạt được kết quả tốt.

Cảm giác châm thường xuất hiện:

+ Đa số ở phía đối diện với bên bệnh, cũng có thể có cảm giác ở cùng bên.

+ Có cảm giác nóng khắp người.

+ Có cảm giác như khối cứng ở khớp hoặc bắp cơ.

+ Có cảm giác như một sợi dây đai rộng khoảng 4-5cm xuất hiện theo đường kinh.

Cảm giác châm thường xuất hiện sau khi châm từ vài giây đến 3 phút. Một số sau khi rút kim vài giờ mới xuất hiện cảm giác châm.

Cảm giác châm thường kéo dài 3-10 phút thì giảm dần hoặc mất hẳn. Một số có cảm giác kéo dài vài giưò đến vài ngày.

Chống Chỉ Định

Không nên châm những bệnh nhân thần kinh quá nhậy cảm hoặc bị suy tim.

Phối Hợp Trị Bệnh

Có thể dùng 3 cách phối hợp sau:

1. Phối hợp theo đối chứng trị liệu.

2. Phối hợp theo biện chứng luận trị.

3. Phối hợp với các phương pháp châm khác như Diện Châm, Tỵ Châm, Nhĩ Châm, Thể Châm…).

Một Số Kinh Nghiệm Phối Hợp Theo Đối Chứng Trị Liệu

+ Bại Liệt Trẻ Nhỏ

Điều trị : Khu Khống Chế Múa Giật Run Rẩy, Khu Vận Động, Khu Vận Dụng, Khu Thăng Bằng, hai bên.

+ Cận Thị

Điều trị : Khu Thị Giác, Khu Cảm Giác, hai bên.

+ Chi Dưới Cảm Giác Khác Thường

Điều trị: 2/5 phía trên Khu Cảm Giác đối bên.

+ Chi Dưới Không Yên

Lúc nghỉ, hõm bắp chân rất khó chịu khiến cho bệnh nhân phải hoạt động liên tục, có thể ở một bên hoặc cả hai bên. Những lúc yên tĩnh (ngủ đêm) hoặc nghỉ một khoảng thời gian dài thì bệnh càng nặng hơn. Bệnh thường phát trong thời gian ngắn hoặc vài giờ, hoặc có khi suốt cả đêm.

Thường gặp ở người lớn tuổi, trung niên, nữ nhiều hơn nam.

Thường do ngộ độc rượu, tiểu đường, thiếu máu, ngộ độc thuốc loại có Benzen hoặc do di truyền.

Điều trị : Khu Cảm Giác, Khu Vận Cảm Chân, hai bên.

+ Chi Dưới Liệt

Điều trị: 1/5 phía trên Khu Vận Động.

+ Chi Trên Cảm Giác Khác Thường

Điều trị: 2/5 phía trên Khu Cảm Giác bên đối diện.

+ Chi Trên Liệt

Điều trị: 2/5 giữa của Khu Vận Động.

+ Chóng Mặt Do Tai Trong (Hội Chứng Ménière)

Điều trị: Khu Chóng Mặt – Nghe 2 bên.

+ Cử Động Múa Vờn

Điều trị: Khu Khống Chế Múa Giật Run Rẩy, Khu Thăng Bằng. Cả hai bên

+ Dạ Dày Tá Tràng Viêm Loét

Điều trị : Khu Cảm Giác, Khu Phế Vị, hai bên.

+ Dạ Dày Viêm Cấp, Mạn

Điều trị : Khu Phế Vị, Khu Khoang Ngực, hai bên.

+ Đái Dầm Nơi Trẻ Nhỏ

Điều Trị : Khu Cảm Giác, Khu Vận Cảm Chân, hai bên.

+ Đau Cụt Chi (Đau Chi Ảo)

Một số người bệnh sau khi bị cắt bỏ chi nhưng họ cảm thấy như vẫn còn chi đã cắt và đau, gọi là Đau Cụt Chi. Có người kéo dài vài ngày, có người vài năm.

Bệnh chủ yếu do đường dẫn truyền cảm giác đau đến tuỷ sống bị ức chế khiến cho cảm giác đau tăng. Phần chi ở trên đầu gối bị cắt bỏ thường có cảm giác đau ảo hơn là phần dưới đầu gối. Chi bị cắt bỏ đang khi bị bệnh thường dễ xẩy ra đau chi ảo hơn.

Điều trị : Khu Cảm Giác, Khu Vận Cảm Chân, đối diện bên đau.

+ Đau Lưng Cấp

Do vác nặng quá sức hoặc tư thế lao động không đúng khiến cho cơ dây chằng lưng bị tổn thương gây nên đau, cử động lưng bị hạn chế.

Điều trị : Khu Cảm Giác, Khu Vận Cảm Chân, hai bên.

+ Động Kinh

Điều trị: Khu Điều Hoà Vận Động Múa Vờ, Khu Vận động, Khu Vận Dụng, Khu Thăng Bằng, hai bên.

+ Gáy Đau

Điều trị: 1/5 trên Khu Cảm Giác (nếu không thiên về bên nào thì châm cả hai bên).

+ Hen Phế Quản

Điều trị : Khu Vận Động, Khu Khoang Ngực, hai bên.

+ Hội Chứng Mêniere, Rối Loạn Tiền Đình

Điều trị: Khu Thính Giác, Khu Thăng Bằng, Khu Phế Vị, hai bên.

+ Huyết Áp Thấp

Điều trị: Khu Thính Giác, Khu Cảm Giác, Khu Sinh Dục, hai bên.

+ Liệt Họng

Thường do khu vận động ở vỏ đại não bị tổn thương khiến cho cơ hàm, họng bị liệt, nói và nuốt khó.

Điều trị: Khu Vận Động, Khu Vận Dụng.

+ Liệt Mặt Do Tổn Thương Thần Kinh Trung Ương (Liệt Dây Thần Kinh VII), gặp nhiều trong Di Chứng Tai Biến Mạch Máu Não.

Một bên mặt bị liệt, mắt không nhắm kín, miệng méo… Khác với Liệt Mặt do liệt dây thần kinh VII ngoại biên là nếp nhăn trán không mất, khi nhăn trán, ở hai bên vẫn đối xứng nhau. Phát bệnh cùng lúc với tai biến mạch máu não.

Điều trị : 2/5 dưới Khu Vận Động, đối diện bên bệnh.

+ Liệt Nửa Người

Điều trị:

. Chi trên: 2/5 giữa Khu Vận Động phía đối diện bên bệnh.

. Chi dưới: 1/5 trên Khu Vận Cảm Chân phía đối diện bên bệnh.

. Liệt cả chi trên và chi dưới: chọn hai vùng huyệt trên.

+ Liệt Rung

Thường phát bệnh sau tuổi 50.

Rung rõ ở các đầu chi, lúc đầu ở một tay, sau đó lan sang chân cùng bên rồi đến chi trên, chi dưới đối bên, hàm dưới và cơ lưỡi có lúc rung, cơn rung xuất hiện lúc yên tĩnh, khi vận động thì giảm bớt, khi bị kích động tình cảm cơn rung cũng tăng, khi ngủ thì hết rung. Cơ bên chi yếu

Điều trị: Khu Khống Chế Múa Giật Run Rẩy làm chính, phối hợp với Khu Vận Dụng, cả hai bên.

+ Lo Âu

Người bệnh lo lắng, căng thẳng, sợ hãi liên tục hoặc theo cơn…

Điều trị: Khu Khống Chế Múa Giật Run Rẩy , Khu Vận Cảm Chân, Khu Thính Giác, Khu Thăng Bằng.

+ Lưng Đau

Điều trị: 1/5 trên Khu Cảm Giác (nếu không thiên về bên nào thì châm cả hai bên).

+ Mắt Mờ

Điều trị: Khu Thị Giác 2 bên.

+ Múa Giật

Điều trị: khu Khống Chế Múa Giật phía đối diện.

+ Ngủ Cơn

Lúc nào cũng muốn ngủ nhất là sau khi ăn xong. Khi ngủ, nếu có tiếng động hoặc có người đánh thức thì tỉnh lại được ngay nhưng khi đứng làm việc hoặc khi nói chuyện với người khác lại buồn ngủ ngay. Mỗi lần lên cơn ngủ khoảng 10 phút nhưng có thể có nhiều cơn trong ngày. Nếu không bị quấy rầy, có thể ngủ liền vài giờ. Thường trước khi ngủ dễ bị ảo thị và ảo thính rất kinh khủng mà người bệnh có thể tưởng tượng như là một giấc mơ.

Điều trị: Khu Cảm Giác, Khu Thị Giác, Khu Thính Giác.

+ Nửa Đầu Đau

Điều trị: 2/5 dưới Khu Cảm Giác.

+ Nửa Mặt Tê

Điều trị: 2/5 dưới Khu Cảm Giác.

+ Rối Loạn Khớp Hàm – Thái Dương

Là hội chứng của chứng đau, buốt… ở khu khớp hàm – thái dương. Thường xuất hiện ở lứa tuổi 20~40.

Thường do mở miệng quá mức (hát, hét…), do thần kinh suy nhược, tinh thần căng thẳng hoặc viêm nhiễm ở khớp hàm – thái dương.

Điều trị : Khu Cảm Giác, Khu Vận Động, đối diện bên đau, Khu Thính Giác, hai bên.

+ Rối Loạn Ngôn Ngữ

Chủ yếu do tổn thương thần kinh trung ương (do tai biến mạch máu não…) khiến cho khó nói hoặc không nói được.

Có thể chia làm ba loại chính :

. Rối Loạn Vận Động : Vẫn hiểu được điều muốn nói nhưng không thể biểu hiện ra được. Điều trị : Khu Ngôn Ngữ 1.

. Rối Loạn Ngôn Từ : Biết được sự vật nhưng khi diễn tả thì lại nói cách khác. Thí dụ : Biết đó là cái ghế nhưng khi diễn tả lại nói là cái ngồi. Điều trị : Khu Ngôn Ngữ 2.

. Rối Loạn Cảm Giác : Hiểu được câu hỏi người khác hỏi nhưng không thể trả lời đúng câu hỏi đó. Thí dụ : Hỏi ‘Mấy giờ rồi’, trả lời ‘Ngày mai tôi sẽ đến’… Điều trị : Khu Ngôn Ngữ 3.

+ Rối Loạn Thần Kinh Tim (Hồi hộp, tim đập mạnh…)

Điều trị : Khu Khoang Ngực, Khu Thính Giác, hai bên.

+ Rối Loạn Thần Kinh Vị Trường

Trên lâm sàng có thể gặp một số biểu hiện sau :

. Có cảm giác như có vật vướng ở họng, khi ăn thì mất, thường gặp nơi phụ nữ mãn kinh.

. Ăn xong một lúc thì muốn nôn, lượng nôn ra không nhiều, nôn xong lại ăn được ngay.

. Ợ hơi, ợ liên tục, lặp đi lặp lại, người bệnh cảm thấy dạ dày đầy trướng, ruột đầy hơi, muốn ợ ra cho dễ chịu.

. Chán ăn, sút cân, bế kinh. Thường gặp nơi phụ nữ tuổi hồi xuân.

. Cảm thấy bụng đầy trướng, ruột sôi, tiêu chảy, táo bón.

Điều trị : Khu Phế Vị, Khu Khoang Ngực, hai bên.

+ Sau Đầu Đau

Điều trị: 1/5 trên Khu Cảm Giác (nếu không thiên về bên nào thì châm cả hai bên).

+ Tai Ù, Điếc

Điều trị : Khu Thính Giác, Khu Cảm Giác. Hai bên.

+ Tâm Thần

Điều trị: Khu Vận Động, Khu Khống Chế Múa Giật Run Rẩy , Khu Thính Giác, Khu Cảm Giác, hai bên.

+ Tẩu Hoả Nhập Ma Do Luyện Sai Khí Công

Biểu hiện chủ yếu là đau đầu, đầu căng tức, hoảng sợ, muốn nôn, mất ngủ, hoang tưởng (ảo thị, ảo thính), khí nghịch lên. Khi thăm khám, thấy cơ thể bình thường.

Điều trị : Khu Cảm Giác, Khu Thị Giác, Khu Thính Giác, Khu Khoang Ngực.

+ Thần Kinh Suy Nhược

Điều trị: Khu Thính Giác, Khu Thị Giác, Khu Khoang Ngực, hai bên.

+ Thần Kinh Tam Thoa Đau

Điều trị: 2/5 dưới Khu Cảm Giác, Khu Phế Vị, hai bên.

+ Thiên Đầu Thống

Đau một bên đầu, từ thái dương lan lên, đau căng hoặc như nhịp mạch đập, thỉnh thoảng nhói lên, dần dần lan lên ½ đầu hoặc cả đầu. Mỗi lần đau chỉ đau một bên. Khi đau thường kèm theo muốn nôn, nôn mửa. Nếu dùng sức thì cơn đau nặng hơn. Bệnh nhẹ, khi nôn ra được thì cơn đau sẽ dịu. Bên mặt bị đau mắt đỏ, động mạch ở thái dương căng, người bệnh thường nóng nẩy, không yên, sợ tiếng ồn, sợ ánh sáng. Bệnh nhẹ, sau vài giờ hoặc ngủ được một giấc thì đỡ đau đầu. Nếu nặng, có thể kéo dài vài ngày. Ngoài cơn đau, người bệnh hoàn toàn bình thường.

Điều trị : 2/5 dưới Khu Cảm Giác, Khu Thăng Bằng, 2 bên.

+ Thiếu Máu Não (Thiểu Năng Tuần Hoàn Não)

Do lượng máu cung cấp lên não tạm thời bị trở ngại, gián đoạn. Thường xuất hiện mỗi lần từ vài giây đến vài giờ… Có khi kèm váng đầu, hoa mắt, nhìn vật thấy lờ mờ, nếu nặng, kèm theo khó nói, nuốt khó.

Điều trị : Khu Vận Động, Khu Cảm Giác, Khu Thính Giác, Khu Thăng Bằng.

+ Trí Nhớ Kém Nơi Trẻ Nhỏ

Điều trị : Khu Cảm Giác, Khu Thính Giác, Khu Ngôn Ngữ 3, Khu Ngôn Ngữ 2, Khu Thăng Bằng, hai bên.

+ Tuổi Già

Bệnh tiến triển chậm, có thể chia làm hai loại:

. Rối Loạn Về Tâm Lý Tinh Thần: Trí nhớ giảm, hay quên, nhận biết khó khăn, ngay cả những nhận thức thông thường cũng bị quên, nói năng khó, không chủ động, khó tập trung, chú ý.

. Trở Ngại Thần Kinh: Không làm chủ được hành vi, động tác của mình. Có người mắt, miệng hoạt động không tự chủ như mút, bỉu môi…, tự nhiên nắm chặt tay, chán ăn, tham ăn…

Điều trị: Khu Điều Hoà Cử Động Múa Vờn, Khu Cảm Giác, Khu Vận Dụng, KHu Ngôn Ngữ 2, Khu Ngôn Ngữ 3.

+ Tử Cung Sa

Điều trị : Khu Vận Cảm Chân, Khu Sinh Dục, hai bên

Theo Từ điển tra cứu đông y dược

Lương Y Hoàng Duy Tân

Lương Y Trần Văn Nhủ

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận