Điểm chính trong chẩn đoán
Các vệt đỏ từ vết thương hoặc vùng viêm mô tế bào hướng đi về vùng nút bạch huyết, mà thường lan rộng và nhạy cảm đau.
Có thể có ớn lạnh, sốt và khó chịu.
Nhận định chung
Viêm mạch bạch huyết và viêm hạch bạch huyết thường là biểu hiện của nhiễm vi khuẩn mà nguyên nhân thường là liên cầu tan huyết hoặc tụ cầu (hoặc bởi cả hai) và thường mọc lên từ vùng viêm mô tế bào, nói chung ở vị trí của vết thương nhiễm trùng, vết thương này có thể rất nhỏ hoặc nông, hoặc có áp xe, vi khuẩn từ đó lan vào hệ bạch huyết.
Hệ bạch huyết thường biểu hiện bởi các vệt đỏ từ da trải dài hướng đến vùng hạch bạch huyết, còn các hạch bạch huyết thì sưng cứng và nhạy cảm đau. Biểu hiện toàn thân bao gồm sốt, ớn lạnh và khó chịu. Nhiễm trùng có thể tiến triển nhanh, thường trong vài giờ, có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết và thậm chí tử vong.
Triệu chứng và dấu hiệu
Đau rộn lên thường biểu hiện ở vùng viêm mô tế bào là vị trí xâm nhập của vi khuẩn. Khó chịu, chán ăn, toát mồ hôi, ớn lạnh, và sốt (37°8 – 40°C (100 – 104°F) tiến triển rất nhanh. Vệt đỏ, khi biểu hiện có thể dễ xác định hoặc có thể rất mập mờ và dễ bị bỏ sót, đặc biệt ở những bệnh nhân có màu da sẫm. Nhưng nó thường không cứng hoặc nhạy cảm đau như vung viêm mô tế bào. Vùng hạch lympho có thể rộng ra một cách đáng kể và thường nhạy cảm đau rõ ràng. Mạch thường nhanh.
Cận lâm sàng
Thường có tăng bạch cầu. Sau đó, cấy máu có thể dương tính, phần lớn thường thấy là tụ cầu và liên cầu. Cấy và các xét nghiệm có độ nhậy tiến hành trên dịch rỉ hoặc mủ từ vết thương chảy ra có thể giúp ích cho điều trị các ca nặng hoặc các nhiễu trùng trơ với điều trị nhưng thường khó khăn trong phân lập do da nhiễm nhiều tạp khuẩn.
Chấn đoán phân biệt
Viêm mạch bạch huyết có thể nhầm với viêm tĩnh mạch huyết khối nông, nhưng phản ứng ban đỏ đi kèm với huyết khối thường nằm trên nền cứng của phản ứng viêm ở tại hoặc xung quanh tĩnh mạch có huyết khối. Huyết khối tĩnh mạch không bao giờ phối hợp với viêm hạch bạch huyết, và vết thương có viêm mô da thứ phát nói chung là không có. Viêm tĩnh mạch huyết khối thường là do điều trị bằng đường tĩnh mạch, đặc biệt khi kim hoặc ống thông tháo ra sau lưu quá 2 ngày; nếu vi khuẩn cũng được đưa vào, viêm tĩnh mạch huyết khối sưng mủ có thể xảy ra.
Sốt do mèo cào cũng nên xém xét khi viêm hạch bạch huyết biểu hiện ở hạch, thường sưng rất to, không nhậy cảm đau. Tiếp xúc với mèo là rất thường xuyên, nhưng bệnh nhân thường quên các vết xước.
Điều quan trọng nhất là phân biệt viêm mô tế vào với các nhiễm khuẩn mô mềm mà đòi hỏi phải rạch da sớm và điều trị tích cực và thường cắt đi các mô đã nhiễm trùng hoại tử, như là hoại thư do liên cầu tan huyết cấp, viêm cân hoại tử, hoại thư da do vi khuẩn gram âm kị khí, hoại thư tiến triển nhanh do cộng hưởng các vi khuẩn. Ở những nhiễm khuẩn sâu hơn mà tổn thương giải phẫu rộng hơn thì bệnh nhân sẽ ốm nặng hơn, và dưới da có thể chảy mủ khi ta sờ nắn hoặc khám có ép nhẹ lên vùng tổn thương.
Điều trị
Biện pháp chung
Nhanh chóng chườm nóng (băng ẩm nóng hoặc chườm túi nóng) và cố định ở vùng nhiễm khuẩn. Có thể dùng thuốc giảm đau.
Biện pháp đặc hiệu
Điều trị kháng sinh luôn luôn nên dùng khi nhiễm trùng tại chỗ đang xâm nhiễm, như biểu hiện có viêm mô tế bào và viêm mạch bạch huyết. Bởi vì vi khuẩn gây bệnh thường là liên cầu, nên thuốc thường chọn là penicilin G, mặc dù penicilin kháng tụ cầu (như là nafcillin) hoặc cephalosporin có thể thích hợp trong vài trường hợp. Nếu bệnh nhân dị ứng với pehicillin, có thể được dùng thay thế bằng erythromycin.
Chăm sóc vết thương
Dẫn lưu mủ từ vết thương nhiễm trùng nên được làm, nói chung là sau khi thi hành các biện pháp trên và chỉ khi rõ ràng là có áp xe ở vị trí nhiễm trùng đầu tiên.
Không nên rạch vùng vùng viêm mô tế bào bởi vì nhiễm khuẩn có thể lan tràn do dẫn lưu khi mà mủ chưa có.
Tiên lượng
Với điều trị thích hợp, và đặc biệt là dùng kháng sinh có hiệu quả chống lại vi khuẩn xâm nhập, điều trị nhiễm khuẩn thường có hiệu quả trong vài ngày. Điều trị chậm và không thích hợp có thể dẫn tới nhiễm khuẩn lan tràn và nhiễm khuẩn máu.