Vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng không thể có thai sau 1 năm sống chung liên tục, giao hợp bình thường và không áp dụng biện pháp tránh thai (WHO 2000).
Vô sinh có thể được phân thành hai loại:
+ Vô sinh nguyên phát là trường hợp một cặp vợ chồng chưa từng có thai.
+ Vô sinh thứ phát là trường hợp cặp vợ chồng đã có thai ít nhất một lần.
Những điều cần biết
Trước kia, người ta cho rằng nguyên nhân vô sinh là do từ phía người phụ nữ. Tuy nhiên trong thực tế nguyên nhân là từ hai phía là ngang bằng nhau.
Nguồn gốc gây vô sinh:
+ Nguyên nhân do nữ : 30-40% các trường hợp.
+ Nguyên nhân do nam: 30% các trường hợp.
+ Nguyên nhân có cả ở nam lẫn nữ: 20% các trường hợp.
+ Không tìm thấy nguyên nhân: 10-15% các trường hợp.
Khả năng sinh sản cao nhất ở nam và nữ là ở độ tuổi 24, sau độ tuổi này thì tỉ lệ có thai giảm dần theo tuổi của cả 2 giới. Cơ hội để một cặp vợ chồng bình thường có thai trong mỗi tháng là 20-25%, sau 6 tháng là 75% và 90% cho cả năm (Spira, 1986). Tỉ lệ có thai đối với các cặp vợ chồng vô sinh là 1-3% mỗi tháng (trừ các trường hợp vô tinh).
Có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh: nội tiết, chấn thương, giảm sinh tinh, tắc nghẽn đường dẫn tinh, dị tật bẩm sinh… đều ảnh hưởng số lượng, chất lượng tinh trùng. Tiền sử bệnh tật, nhiễm trùng đường sinh dục, thuốc. cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Bất cứ lí do gì, khi đối mặt với khó khăn này không dễ dàng chút nào. Rất nhiều quí ông nghĩ rằng vô sinh là biểu hiện của sự yếu kém và có cảm giác thiếu “bản lĩnh”. Một số cảm thấy bị mất đi bản lĩnh, sự mạnh mẽ của đàn ông. Đây là điều rất đỗi bình thường. Mấu chốt để giải quyết vấn đề là sự chia sẻ. Cho dù nguyên nhân vô sinh xuất phát từ nam hay nữ, các cặp vợ chồng nên chia sẻ và cùng nhau vượt qua thử thách. Bởi vì hiện nay có nhiều lựa chọn trong điều trị vô sinh nam (từ điều trị nội cho đến các can thiệp ngoại khoa khác). Tỉ lệ thành công ngày càng được nâng lên rõ rệt.
Phân loại nguyên nhân vô sinh (khảo sát trên 2122 bệnh nhân-Campbell Walsh Urology, 9th Ed)
|