Theo Y học hiện đại
Viêm cầu thận mạn là bệnh viêm thận mạn tính do nhiều nguyên nhân, đa phần ở tuổi trưởng thành, biểu hiện chủ yếu là: albumin niệu, huyết niệu, trụ niệu, phù, cao huyết áp.
Bệnh tiến triển không ngừng dẫn đến suy thận.Nguyên nhân phát bệnh viêm thận mạn tính do phản ứng tự miễn dịch là chủ yếu; bệnh biến ở cả hai thận, tổn thương chủ yếu là ở tiểu cầu thận.
Viêm thận mãn tính liên quan mật thiết với rối loạn nước và điện giải, rối loạn tuần hoàn huyết dịch trong tiểu cầu thận.
Căn cứ vào đặc điểm lâm sàng, người ta phân ra các thể: thể thông thường, thể cao huyết áp, thể cấp tính.
Theo Y học Cổ truyền
Y học cổ truyền mô tả bệnh viêm cầu thận mạn tính trong chứng: thủy thũng, niệu huyết, yêu thống; thời kỳ sau thường là phạm trù hư lao. Khi phát bệnh thường là bản hư tiêu thực, tỳ thận hao tổn, ngoại tà xâm nhập làm công năng tạng phủ bất túc dẫn đến thấp trọc đình trệ, huyết ứ, thấp nhiệt lâu ngày làm phát tổn thương đến chính khí dẫn đến chính khí hư tà khí thực.
Nguyên nhân bệnh lý
Chính hư: do ẩm thực thất tiết tổn hại đến tỳ thận, làm cho tỳ thận khí hư dẫn đến khí bất hoá thuỷ, thủy thấp nội đình.Bệnh lâu ngày sẽ làm cho tỳ thận dương hư; tỳ bất năng vận hoá thủy thấp, thận dương khí hoá thất điều gây nên thủy thấp phiếm loạn. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên dương tổn cập âm, thận âm bất túc, thuỷ bất dưỡng mộc mà dẫn đến can thận âm hư; mặt khác, tỳ hư bất năng hóa sinh khí – huyết cũng dẫn đến can thận âm hư; can thận âm hư làm cho tinh khí hao tổn, dẫn đến khí âm lưỡng hư làm cho doanh huyết bất túc; cuối cùng là phế khí hư và tỳ thận khí hư, phế vệ không kiên cố, ngoại tà thừa cơ xâm phạm vào cơ thể.
Tà thực: ngoại tà (phong, hàn, thấp, nhiệt) kết hợp với nội tà làm cho thủy trọc, thấp nhiệt, huyết ứ; dẫn đến thuỷ thấp nội đình, có thể hóa hàn hoặc hóa nhiệt làm cho dương khí bất túc hoặc là dương thịnh. Nếu không điều trị kịp thời sẽ làm cho từ âm hóa thành hàn, sinh ra hàn thấp; hoặc từ dương hoá thành nhiệt, sinh ra thấp nhiệt. Thấp nhiệt tương hợp làm cho ngưng trệ sinh, đồng thời là nội động tà thực, nội – ngoại tương dẫn gây nên phát bệnh cấp tính.
Chẩn đoán
Khởi phát bệnh từ từ, lúc nặng lúc nhẹ nhưng kéo dài, chức năng thận bị suy giảm; sau đó xuất hiện thiếu máu, bệnh võng mạc (giảm thị lực).
Các biểu hiện chử yếu: albumin niệu, hồng cầu niệu, phù, cao huyết áp ở mức độ khác nhau.
Căn cứ vào biểu hiện lâm sàng, người ta chia làm 3 thể:
Thể thông thường: có các triệu chứng của viêm thận, nhưng không biểu hiện cấp tính (không có biến chứng).
Thể cao huyết áp: ngoài triệu chứng viêm thận nói chung,nhưng triệu chứng huyết áp tăng là chính .
Thể tiến triển cấp tính: trong quá trình tiến triển thành mãn, bệnh biểu hiện đầy đủ các triệu chứng của viêm thận cấp tính.
Biện chứng phương trị
Chủ yếu dựa vào chính hư – tà thực, nhưng lâm sàng thường thác tạp.
Chính khí hư (chứng bản hư):
Đa phần ở thể thông thường; viêm tiềm ẩn, kín đáo.
Tỳ thận khí hư:
Pháp điều trị:
Kiện tỳ bổ thận thấm thấp tiêu thũng.
Điều trị:
“Đại bổ nguyên tiễn” gia giảm.
Đẳng sâm 10g Phục linh 15g.
Sơn thù du 10g Bạch truật 10g.
Hoàng kỳ 20g ý dĩ nhân 15g.
Sơn dược 15g Thục địa 15g.
Đỗ trọng 15g Đương qui 10g.
Thỏ ty tử 15g.
Gia giảm:
Niếu thiên về thể tỳ hư thì gia thêm: đẳng sâm, hoàng kỳ.
Niếu Thận hư thì thêm: ba kích thiên 10g, tục đoạn 12g.
Nếu có sốt, ho, đau họng thì gia thêm các vị: tang diệp 6g, cúc hoa 6g, thất diệp nhất chi hoa 10g.
Nếu hầu, họng đau nặng thì gia thêm: huyền sâm 10g, cát cánh 10g, ngưu bàng tử 10g, sạ can 10g.
Tỳ thận dương hư:
Pháp điều trị ôn dương lợi thủy (đa phần bệnh thận).
Điều trị:
Hợp phương “chân vũ thang” và “ngũ bì ẩm” gia giảm.
Bắc phụ tử 10g Ba kích thiên 10g.
Can khương 6g Phục linh bì 10g.
Bạch truật 10g Bạch thược 10g.
Đại phúc bì 15g Hoàng kỳ 15g.
Đẳng sâm 15g Trư linh 10g.
Trạch tả 10g Tiêu mục 10g.
Đại táo 6 quả.
Gia giảm:
Thận dương hư nặng thì gia thêm: nhục quế 6g. Khi phù giảm, đái nhiều, ăn cũng khá lên thì nên cho uống bài “tế sinh thận khí hoàn”.
Can thận âm hư:
Pháp điều trị:
Tư bổ can thận bình can tiềm dương (đa phần thể cao huyết áp )- Điều trị: “Kỷ cúc địa hoàng hoàn” gia giảm.
Kỷ tử 15g Cúc hoa 10g.
Sơn thù du 15g Sinh địa 15g.
Sơn dược 15g Đỗ trọng 10g.
Ngưu tất 10g Đan sâm 10g.
Nếu tâm phiền, mất ngủ, tiểu tiện ít thì gia thêm: chi tử 10g, trúc diệp 10g.
Niệu huyết thì gia thêm: sinh địa, sinh địa thán mỗi thứ đều 15g, đại kế 10g, tiểu kế 10g, bạch mao căn 15g.
Nếu can dương thượng nghịch thì gia thêm: linh dương giác bột 2g (uống) câu đằng 10g, trân châu mẫu 10g.
Khí âm lương hư:
Pháp điều trị: ích khí dưỡng âm bổ huyết.
Điều trị: “tứ quân tử thang” hợp “lục vị địa hoàng hoàn gia giảm.
Đẳng sâm 10g Sinh địa 15g.
Sơn dược 15g Phục linh 10g.
Trạch tả 10g Đan bì 10g.
Bạch truật 10g Sơn thù du 15g.
Cam thảo 6g Sinh hoàng kỳ 15g.
Gia giảm:
Nếu tâm khí hư rõ thì hợp “sinh mạch ẩm”.
Nếu thận khí hư nặng thì gia thêm: thỏ ty tử 10g, đỗ trọng 10g.
Can âm bất túc thì thêm: sinh bạch thược 10g, nữ trinh tử 15g, hạn liên thảo 15g.
Nếu họng đau lâu ngày cần cho thêm: sa sâm, huyền sâm.
Nếu ăn kém,bụng chướng thì gia thêm: chỉ xác 10g, cốc mạch nha 10g.
Chứng tiêu thực.
Ngoại cảm phong hàn:
Đau đầu, sốt không có mồ hôi, mặt mắt hư phù; rêu lưỡi trắng, mỏng; mạch phù khẩn.
Phương điều trị: giải biểu tán hàn.
Điều trị: “cửu vị khương hoạt thang” gia giảm.
Khương hoạt 10g Phòng phong 10g.
Thương truật 10g Tế tân 3g.
Xuyên khung 10g Bạch chỉ 10g.
Cam thảo 6g Địa hoàng 10g. Hoàng kỳ 10g.
Nếu phát sốt, vi hãn xuất thì gia thêm: quế chi 6g, bạch thược 6g.
Nếu tắc mũi, chảy nước mũi trong, gia thêm: hoa tân di 10g, thông bạch 3 củ.
Ngoại cảm phong nhiệt:
Hầu họng sưng đau, phát sốt đau đầu, chảy mũi trong, mặt mắt hư phù, tiểu tiện ngắn đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng nhờn, mạch phù sác.
Pháp điều trị: tân lương giải biểu.
Thuốc “Ngân kiều tán” gia giảm:
Ngân hoa 10g Liên kiều 10g.
Đạm trúc diệp 6g Kinh giới 10g.
Ngưu bàng tử 10g Bạc hà 6g.
Cam thảo 6g.
Gia giảm:
Nếu mắt đỏ sưng đau thì gia thêm cúc hoa 6g.
Đại tiện táo thì gia thêm: ma tử nhân 15g, đại hoàng 6g (sau).
Thấp nhiệt ủng trệ:
Hầu họng sưng đau, ngại nạp, quản tức, tiểu tiện đoản sáp đông thống, đại tiện nát trệ, lưỡi đỏ rêu vàng nhờn; mạch hoạt sác.
Điều trị: thanh nhiệt – lợi thấp.
Thuốc : “bát chính tán” hợp “cam lộ tiêu độc đan” gia giảm.
Mộc thông 10g Biển súc 10g.
Khấu nhân 10g Đại hoàng 6g.
Hoạt thạch 12g Chỉ thực 10g.
Sa tiền tử 10g Hoàng liên 6g.
Nếu mồm, lưỡi có mụn nhọt thì gia thêm: liên tử tâm 10g.
Nạp ngai, bụng chướng nặng thì thêm: “hương sa lục quân tử hoàn”.
Huyết ứ nội trở:
Lưng đau cố định, bất đa, cơ phu, mặt xạm đen, dưới da có điểm ứ, niệu ít, lưỡi xám, mạch tế sáp.
Điều trị: hoạt huyết – hóa ứ – thông lạc.
Thuốc: “thất tiếu tán” gia giảm.
Ngũ linh chi 12g Đương qui 10g.
Đào nhân 15g Ngưu tất 10g.
Bồ hoàng 12g Xuyên khung 10g.
Can địa long 6g Xích thược 10g.
Hồng hoa 6g Chỉ xác 10g.
Nếu đàm thấp nội thịnh thì gia thêm: bán hạ 10g, đởm nam tinh 10g.
Niếu thận hư thì gia thêm : kỷ tử 15g, thỏ ty tử 10g.
Lâm sàng tinh hoa
Điều trị viêm thận mạn tính thể Protein niệu (hội chứng thận hư). Thường dùng bài thuốc “Cổ tinh thang”, “ kiện tỳ- bổ thận- cố tinh ” (Lục Kỳ, tạp chí Trung -tây y kết hợp, Quảng tây, 1997).
Hoàng kỳ 15g Cát căn 12g.
Đẳng sâm 15g Thăng ma 10g.
Kỷ tử 12g Tang ký sinh 5g.
Sơn thù nhục 12g Hắc thảo liên 12g.
Thỏ ty tử 12g Bạch mao căn 10g.
Ý dĩ nhân 30g.
Sắc nước uống; mỗi ngày 1 thang chia 2 lần :Sáng, chiều. Uống liền 3 liệu trình mỗi liệu trình 1 tháng , đạt hiệu quả 71,43%.
Toàn bộ bài thuốc có công năng bổ thận cố tinh kiện tỳ ích khí, lợi thấp tiêu thũng.
Điều trị, Đông – tây y kết hợp:
Theo kinh nghiệm của Diệp Nhâm Cao (1992). Tác giả dùng chế phẩm thuốc thảo mộc có chứa kháng thể IgA. Thuốc thảo mộc chủ yếu là loại thuốc hoạt huyết hoá ứ gồm :đan sâm ,ích mẫu thảo, hồng hoa ,đào nhân, đương quy vĩ , xích thược ,xuyên khung ,trạch lan thì kết quả điều trị sẽ tốt hơn.